Luận Văn Vận dụng các phương pháp thống kê để nghiên cứu gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vận dụng các phương pháp thống kê để nghiên cứu gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay


    Gia đình là một phạm trù mang tính lịch sử, luôn biến đổi theo thời gian cùng với sự phát triển của đất nước, chịu sự tác động mạnh mẽ của những biến đổi kinh tế xã hội, của quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa quốc tế, của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triên kinh tế thị trường.
    Xét trên nhiều khía cạnh như kinh tế, văn hoá, giáo dục, quốc phòng vv , gia đình đều đóng vai trò chủ chốt, là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội, sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
    Trong thời kỳ đổi mới, qui mô gia đình có xu hướng ngày càng thu nhỏ, loại hình gia đình hạt nhân chỉ có bố mẹ và những đứa con chưa trưởng thành ngày càng phổ biến. chất lương đứa con được chú trọng hơn so với số lượng. Tỷ lệ gia đình có cả hai vợ chồng cùng đi làm ngày càng tăng lên khẳng định vai trò kinh tế của người phụ nữ và bình đẳng nam nữ trong gia đình và xã hội.
    Sự thay đổi qui mô và các mối quan hệ trong gia đình đồng thời làm nảy sinh những vấn đề mới của gia đình hiện nay như sự eo hẹp về thời gian của bố mẹ dành cho sự chăm sóc giáo dục con cái, không có thời gian để hiều con cái dẩn đến tình trạng không kiểm soát được hành vi của trẻ em cũng như tăng thêm hiện tượng ly hôn, ly thân, sinh con ngoài giá thú, xung đột bạo lực gia đình, người già cô đơn không được chăm sóc đầy đủ, sự thiệt thòi của một số bộ phận trẻ em như thất học, lao động sớm, sa vào tệ nạn xã hội .
    Nói về gia đình nó liên quan đến rất nhiều vấn đề, nó như một xã hội thu nhỏ, phức tạp, vừa tiếp thu các giá trị bên ngoài, hấp thụ rồi lại tác động trở lại xã hội chung theo các chiều hướng khác nhau qua các thành viên trong gia đình.
    Một con người văn hoá thường xuất thân từ một gia đình văn hoá và ngược lại một gia đình văn hoá thường có những đứa con văn hoá, biết cư xử, biết qúy trọng và biết vươn lên trong cuộc sống.
    Nội dung tóm tắt:
    chương i:những vấn đề lý luận chung để nghiên cứu
    chương ii: phân tích thống kê thực trạng cấu trúc, chức năng, và những vấn đề đặt ra đối với gia đình việt nam giai đoạn hiện nay
     
Đang tải...