Tiểu Luận Vận dụng các phương pháp lãnh đạo, quản lý tại Chi nhánh NHCSXH TP Đà Nẵng [Tiểu luận môn Phương phá

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỤC LỤC


    Trang
    Lời nói đầu 1
    Phần I: Khái niệm . 2
    I/ Khái niệm . 2
    1. Khái niệm . 2
    2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp lãnh đạo, quản lý 2
    2.1 Nhân tố chủ quan . 2
    2.2 Nhân tố khách quan . 3
    3. Vai trò của phương pháp lãnh đạo, quản lý . 4
    II/ Các phương pháp lãnh đạo, quản lý thường dùng 7
    1. Các phương pháp hành chính . 7
    2. Các phương pháp kinh tế . 8
    3. Các phương pháp giáo dục, động viên 10
    Phần II: Thực trạng vận dụng các phương pháp lãnh đạo quản lý tại chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng 12
    1. Khái quát chung về NHCSXH thành phố Đà Nẵng 12
    2. Thực trạng vận dụng các phương pháp lãnh đạo quản lý tại Chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng . 13
    3. Kết quả chi nhánh đạt được qua hai năm 2010-2011 từ việc vận dụng tổng hợp các phương pháp lãnh đao, quản lý . 15
    II/ Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả vận dụng các phương pháp lãnh đạo, quản lý tại Chi nhánh NHCSXH TP Đà Nẵng 16
    1. Hoàn thiện các cơ chế, quy chế, quy định có liên quan đến phương pháp lãnh đạo, quản lý . 16
    2. Xác lập mối quan hệ bình đẳng, dân chủ giữa người lãnh đạo, quản lý và người bị lãnh đạo, quản lý 16
    3. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính tiên phong gương mẫu của người lãnh đạo, quản lý và người bị lãnh đạo, quản lý 17
    4. Nâng cao trình độ, năng lực công tác, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (cả cán bộ lãnh đạo, quản lý) 17
    Kết luận . 18

    NỘI DUNG:

    Phần I:
    LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

    I/ Khái niệm:
    1. Khái niệm:
    Có nhiều khái niệm về phương pháp lãnh đạo, quản lý và mỗi một phương pháp phụ thuộc vào ý chí, trình độ, năng lực của chủ thể lãnh đạo, quản lý. Mặc dù vậy, các phương pháp lãnh đạo, quản lý đều có một điểm chung là tính chủ động, quyết đoán của chủ thể lãnh đạo, quản lý và ý thức chấp hành, thực hiện của khách thể lãnh đạo, quản lý. “Phương pháp quản lý là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý (cấp dưới và tiềm năng có được của hệ thống) và khách thể quản lý (các hệ thống khác, các ràng buộc của môi trường ) để đạt được các mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường”.
    Như vậy, phương pháp lãnh đạo, quản lý không có một công thức định sẵn như trong toán học, mà nó luôn thay đổi cùng với sự thay đổi của cơ chế quản lý của những điều kiện khách quan và chủ thể, của ý chí, nghệ thuật lãnh đạo, quản lý. Điều đó cho thấy, phương pháp lãnh đạo, quản lý rất đa dạng và mỗi một chủ thể lãnh đạo, quản lý có một phương pháp lãnh đạo, quản lý riêng để đạt mục đích của mình.
    2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp lãnh đạo, quản lý
    2.1. Nhân tố khách quan
    - Môi trường và điều kiện làm việc. Môi trường và điều kiện làm việc có ảnh hưởng đến phương pháp lãnh đạo, quản lý ở những khía cạnh sau:
    + Tạo ra tâm lý phấn khởi, thoải mái cho người quản lý, nếu môi trường và điều kiện làm việc tốt và ngược lại. Qua đó mà phương pháp lãnh đạo, quản lý của chủ thể được phát huy hay hạn chế.
    + Xây dựng được niềm tin, sự đoàn kết nhất trí trong các tổ chức, tập thể và cá nhân.
    + Phát huy được sức mạnh tổng hợp trong từng tổ chức, tập thể và người lao động.
    + Cơ chế quản lý, nội quy, quy chế, quy định .
    Cơ chế quản lý, nội quy, quy chế, quy định . là những khuôn khổ pháp lý để người lãnh đạo, quản lý dựa vào đó thực hiện phương pháp lãnh đạo, quản lý của mình. Cơ chế quản lý, nội quy, quy chế, quy định được chặt chẽ, phù hợp sẽ tạo điều kiện nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của người lãnh đạo cũng như sự tuân thủ, chấp hành và thực thi nhiệm vụ của người bị lãnh đạo.
    2.2. Nhân tố chủ quan
    - Trình độ, năng lực của người lãnh đạo, quản lý
    - Phương pháp lãnh đạo, quản lý sẽ không đạt được hiệu quả cao nếu người lãnh đạo, quản lý không đủ trình độ và năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo, quản lý. Điều này có liên quan đến việc giao việc cho cán bộ là phải lựa chọn những người lãnh đạo có đủ đức, đủ tài, vừa hồng, vừa chuyên.
    - Tinh thần trách nhiệm, tính tự giác, năng động, sáng tạo và ý thức chấp hành của người lãnh đạo và người bị lãnh đạo.
    Để thực hiện có hiệu quả phương pháp lãnh đạo, quản lý đòi hỏi cả chủ thể lãnh đạo, quản lý (người lãnh đạo) và khách thể lãnh đạo quản lý (người bị lãnh đạo) phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính tự giác, năng động, sáng tạo trong bất cứ một công việc gì dù lớn hay nhỏ, dù thuận lợi hay khó khăn, không được đẩy trách nhiệm cho nhau. Người lãnh đạo phải gương mẫu trong công việc, nói đi đôi với làm để làm gương cho cấp dưới noi theo.
    - Quyền uy, uy tín của người lãnh đạo, quản lý.
    + Quyền uy thể hiện vị thế của người lãnh đạo, quản lý đối với người bị lãnh đạo, quản lý. Không có quyền uy hoặc lạm dụng quyền uy để "bắt nạt" người khác đều làm giảm hiệu lực và hiệu quả của phương pháp lãnh đạo, quản lý. Đương nhiên, quyền uy của người lãnh đạo, quản lý phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao thì mới phát huy được tác dụng trong thực tế. Nếu không tuân thủ điều đó thì quyền uy sẽ bị vô hiệu hoá. Uy tín của người lãnh đạo, quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến phương pháp lãnh đạo, quản lý. Người lãnh đạo có uy tín cao không chỉ tạo được sự tin tưởng, kính trọng đối với cấp dưới mà còn nâng cao được uy tín cho cơ quan, đơn vị, địa phương mình công tác. Nhờ đó mà các chủ trương, nhiệm vụ đề ra được mọi người hưởng ứng và tích cực thực hiện.
    - Phương pháp lãnh đạo, quản lý chịu tác động to lớn của nhu cầu và động cơ làm việc của người bị tác động xét theo thời gian và không gian diễn ra sự lãnh đạo, quản lý.
    3. Vai trò của phương pháp lãnh đạo quản lý:
    Phương pháp lãnh đạo, quản lý là nhằm đạt được mục đích của người lãnh đạo, quản lý đối với công việc được giao trong những điều kiện và môi trường nhất định. Vì vậy, nó có các vai trò sau:
    3.1. Đảm bảo thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của người lãnh đạo, quản lý đối với công việc được giao:
    Suy cho cùng mọi phương pháp lãnh đạo, quản lý cùng nhằm đạt được mục đích nào đó của người lãnh đạo, quản lý, cụ thể là thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người lãnh đạo, quản lý trong những điều kiện và môi trường nhất định, chẳng hạn:
    - Đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, phương pháp lãnh đạo, quản lý của người đứng đầu đơn vị là làm thế nào động viên được tinh thần thi đua của người lao động, tích cực, hăng hái sản xuất kinh doanh, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về sản phẩm, chất lượng, hiệu quả, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về sản phẩm, về giá trị hàng hoá, về doanh thu và lợi nhuận, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
    - Đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp, phương pháp lãnh đạo, quản lý của người đứng đầu cơ quan là tạo ra được không khí làm việc dân chủ thoải mái, phấn khởi đối với công nhân, viên chức, phát huy tính tích cực, tự giác, ý thức tổ chức, kỷ luật, tính năng động, sáng tạo của mọi người đối với công việc được giao, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.
    - Không để xảy ra mất đoàn kết, bè phái, tham ô, lãng phí, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
    - Chịu trách nhiệm trước cấp trên, trước tập thể và những công việc được giao trong công tác lãnh đạo, quản lý.
    3.2. Phương pháp lãnh đạo, quản lý góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của các tập thể và cá nhân, nâng cao năng lực, uy tín của người lãnh đạo, quản lý
    - Người lãnh đạo, quản lý có phương pháp lãnh đạo, quản lý tốt sẽ tập hợp được đông đảo quần chúng dưới quyền mình thực hiện tốt các kế hoạch, chủ trương công tác của người lãnh đạo đề ra. Quy tụ được đội ngũ, tạo được sự đoàn kết nhất trí, sự đồng thuận trong cán bộ, công chức, viên chức đối với công việc được giao. Nhờ đó mà chất lượng, hiệu quả công tác của tập thể và cá nhân được nâng cao. Ngược lại, người lãnh đạo, quản lý không có phương pháp lãnh đạo, quản lý tốt, không những làm yếu đi sức mạnh của tập thể, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác của tập thể và cá nhân, tạo tâm lý lo lắng đối với mọi người, làm cho người lao động an tâm, phấn khởi trong lao động và học tập, không toàn tâm, toàn ý với công việc được giao.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...