Báo Cáo Vận dụng các kiến thức khoa học tự nhiên để học tốt một số nội dung Phép biện chứng duy vật

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Lý do chọn đề tài
    Chúng ta đang sống trong một thế giới bao la, rộng lớn với biết bao sự vật, hiện tượng đang phát triển không ngừng. Biết bao kiến kiến thức mà chúng ta còn chưa tìm tòi, chiếm lĩnh được. Từ xưa, nhiều nhà khoa học đã đào sâu nghiên cứu để giành lấy đỉnh cao tri thức của nhân loại với các phương pháp, con đường khác nhau. Nhưng có lẽ lý luận về phép biện chứng duy vật đã để lại cho các ngành khoa học một giá trị to lớn, thúc đẩy quá trình nhận thức, soi sáng thêm cho các ngành khoa học. “Phép biện chứng duy vật” giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về những kiến thức đã học trong nhà trường cũng như trong cuộc sống.
    Triết học là một trong những môn khó, có tính trừu tượng cao. Sinh viên Học viện đều là sinh viên khối A, chuyên về những môn Toán, Lý, Hoá hay Sinh học. Bởi vậy những kiến thức về các ngành khoa học tự nhiên là quen thuộc với sinh viên trong Học viện nhưng những lý luận trong quá trình học tập môn triết học thì thật là nỗi “ám ảnh”, nhiều bạn cảm thấy chán, sợ hãi khi nói đến Triết học. Nguyên nhân một phần cũng vì các bạn chưa gắn lý luận triết học với thực tiễn, với những kiến thức khoa học tự nhiên sở trường, đặc biệt là gắn khoa học tự nhiên với “phép biện chứng duy vật”.
    Bản thân chúng tôi là những sinh viên đam mê tìm hiểu, nghiên cứu môn học, muốn gắn những kiến thức Toán, Lý, Hoá, Sinh đã học được với những nội dung của “phép biện chứng duy vật”, và muốn sử dụng những kiến thức Khoa học tự nhiên đó để chứng minh, làm rõ cho những lý luận của Triết học. Do vậy, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Vận dụng những kiến thức khoa học tự nhiên để học tập tốt một số nội dung của phép biện chứng duy vật”.
    Trong khuôn khổ hạn hẹp của một đề tài sinh viên Nhóm làm đề tài không thể trình bày tất cả các nội dung của biện chứng duy vật mà chỉ vận dụng kiến thức của khoa học tự nhiên như Toán - Lý - Hoá - Sinh để chứng minh một số nội dung của phép biện chứng duy vật nhằm đưa ra một phương pháp học tập mới tích cực hơn cho môn Triết học nói riêng và những môn Mác- Lênin nói chung.
    Để hoàn thành được đề tài này, Nhóm làm đề tài muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo: Ths. Nguyễn Thị Hồng Vân, người đã trực tiếp hướng dẫn, động viên tinh thần cho Nhóm trong suốt quá trình làm đề tài và các thầy cô giáo trong Hội đồng phản biện đã cho Nhóm làm đề tài những ý kiến nhận xét, đóng góp và chỉnh sửa rất quý báu.
    Tuy vậy trong quá trình làm đề tài, mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn vẫn không thể tránh được những sai sót. Do vậy Nhóm rất mong nhận được những ý kiến quý báu của quý thầy cô cũng như của các bạn sinh viên Học Viện để đề tài có thể hoàn thiện hơn.

    MỤC LỤC
    Trang
    Lời nói đầu .2
    Chương 1. Lý luận chung về phép biện chứng duy vật 6
    1.1. Khái quát về phép biện chứng duy vật 6
    1.1.1. Lịch sử phép biện chứng duy vật .6
    1.1.2. Phép biện chứng duy vật 8
    1.2. Những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật 13
    1.2.1. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật 13
    1.2.2. Các cặp phạm trù cơ bản 15
    1.2.3. Các quy luật cơ bản 16
    1.3 Vai trò của phép biện chứng duy vật 17
    Chương 2. Vận dụng các kiến thức Khoa học tự nhiên để học tốt
    một số nội dung của phép biện chứng duy vật 30
    2.1 Mối quan hệ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên .30
    2.2. Một số vận dụng cụ thể .31
    2.2.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và
    Nguyên lý về sự phát triển 31
    2.2.2. Các cặp phạm trù cơ bản 41
    *Cặp phạm trù nguyên nhân & kết quả .41
    *Cặp phạm trù bản chất & hiện tượng .45
    *Cặp phạm trù tất nhiên & ngẫu nhiên .49
    *Cặp phạm trù cái chung, cái riêng & cái đơn nhất .52
    2.2.3. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật .54
    *Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng
    dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược lại .54
    *Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập .58
    *Quy luật phủ định của phủ định 61
    Một số kinh nghiệm và khuyến nghị .67
    1. Một số kinh nghiệm được rút ra
    nhằm học tốt môn triết học – Mác Lênin .67
    2. Một số khuyến nghị 67
    Kết luận 69
    Tài liệu tham khảo 70
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...