Luận Văn Vận dụng các giải pháp về dạy học tích cực để thiết kế bài dạy Toán Lớp 4 thông qua phiếu bài tập. G

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ___I. MỞ ĐẦUA. Lí do chọn đề tài
    Xuất phát từ chăm lo GD toàn diện, đảm bảo sự phát triển hài hoà về đức, trí, thể, mĩ, các kĩ năng cơ bản chú ý định hướng nghề nghiệp. Hình thành và phát triển cơ sở ban đầu của hệ thống phẩm chất, năng lực cần thiết cho lớp người lao động mới phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. (Định hướng này được thể hiện trong môi trường đào tạo của từng cấp, bậc học, từng môn học và hoạt động khác).
    Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới GD nói chung và phương pháp dạy học nói riêng. Góp phần đổi mới phương pháp dạy hoc, giúp học sinh biết cách tự học và hợp tác trong học tập, tích cực, chủ động, sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề để tự chiếm lĩnh tri thức mới, giúp học sinh tự đánh giá năng lực của bản thân. Chú ý tăng cường cac hoạt động ngoài giờ lên lớp với nội dung và hình thức đa dạng. Khuyến khích giáo viên sử dụng đúng mức, đúng lúc, đúng chỗ các phương pháp dạy học.
    -Xuất phát từ yêu cấu đặt ra trong quá trình đổi mới chương trình và SGK tiểu học là:
    +Tiếp tục thực hiện giáo dục toàn diện, cân đối và hài hoà về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kĩ năng cơ bản. (Phát huy và kế thừa việc giáo dục các giá trị truyền thống), đồng thời coi trọng đúng mức việc giáo dục các giá trị phù hợp với những yêu cầu của việc chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
    +Tập trung vào đổi mới phương pháp giáo dục: thực hiện dạy học dựa vào các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
    +Thực hiện tích hợp và tinh giản các nội dung giáo dục.
    +Đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học.
    +Thực hiện một chưong trình tiểu học thống nhất theo điều kiện cụ thể của từng vùng, từng miền, từng đối tượng học sinh.
    Việc dạy học Toán ở các trường tiểu học của nước ta đã có một quá trình phát triển lâu dài. Trong quá trình đó, đặc biệt từ cuối những năm 50 đến nay, với sự cố gắng chung của đội ngũ giáo viên, các phương pháp dạy học đã được vận dụng và đã thường xuyên được cải tiến cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nhà trường tiểu học Việt Nam. Việc làm đó đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán ở tiểu học.
    Tuy nhiên, trong thực tiễn ở tiểu học, phương pháp dạy học Toán về cơ bản vẫn mang nét đặc trưng chủ yếu:
    -Giáo viên thường chỉ truyền đạt, giảng giải các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy một cách máy móc. Giáo viên không kiểm soát được hoạt động của từng học sinh.
    VD: Khi giáo viên đàm thoại :”Bài toán hỏi gì?” thì thường chỉ có vài em suy nghĩ, giáo viên không biết hoặc các em suy nghĩ như thế nào giáo viên cũng không biết. Như vậy sao được gọi là phát huy tính tích cực của học sinh? Bởi vì cả lớp 30 em mà chỉ có vài em suy nghĩ, trong vài em suy nghĩ chỉ có một hoặc hai em được phát biểu.
    Và trong quá trình dạy học, giáo viên ít có nhu cầu phát huy khả năng sáng tạo của việc dạy học.
    -Về phía học sinh học tập một cách thụ động, chủ yếu chỉ khoanh tay ngồi nghe (cũng có thể khoanh tay nhưng không nghe), ghi nhớ và làm theo bài mẫu. Học sinh phải chấp nhận những giá trị đã có (từ những quy định máy móc về nề nếp làm việc ở trong lớp đến những mặt về kiến thức và kĩ năng). Do đó việc học tập thường ít hứng thú, trình độ nhận thức của học sinh thấp, các khái niệm mà các em nắm được chỉ ở mức độ học thuộc, vận dụng máy móc mà thôi.
    -Hơn nữa không khí giờ học trầm (có thể chỉ sôi nổi ở lớp khá)
    Thực trạng trên đã cản trở việc đào tạo những người lao động, năng động tự tin, linh hoạt sáng tạo, có khả năng thích ứng với những đổi mới diễn ra hằng ngày.
    Đến năm 1991, dựa trên quan điểm chỉ đạo quá trình đổi mới phưưong pháp dạy học tiểu học là:
    -Quán triệt, vận dụng hợp lí mục tiêu giáo dục tiểu học trong mọi hoạt động dạy học tiểu học, hướng tới việc góp phần đào tạo những người “lao động tự chủ và sáng tạo”
    -Trong mọi hoạt động dạy học phải coi mỗi học sinh như một cá nhân, các cá nhân có những đặc điểm chung về tâm lý từng lứa tuổi và hoàn toàn có đủ khả năng đạt được mức độ học tập tối thiểu ở các bậc tiểu học.
    -Hiệu quả của việc giảng dạy là giúp học sinh hoạt động học tập tích cực để tự mình phát hiện ra tư tưởng khái quát nhất của bài học, chuyển hoá kiến thức đã học thành năng lực của mình và có thể vận dụng chúng để giải quyết vào tình huống tích cực của cuộc sống.
    Với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm người ta chú ý nhiều đến mục đích, nhu cầu khả năng hứng thú và lợi ích của người học. Phương pháp này lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào việc tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức, chủ động tự giác học tập. Nhờ vậy mà tăng cường tiềm lực trí tuệ của học sinh, chuyển những gì mà họ đạt được từ “bên ngoài” vào “bên trong” vừa tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, vừa hỗ trợ cho trí nhớ kết hợp được học với hành.
    Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên phải là người tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập. Một trong những thiếu sót của giáo viên tiểu học hiện nay là chưa chú ý đầy đủ đến việc tổ chức hoạt động học tập cho mọi học sinh trong lớp. Điều đó chẳng những tạo ra sự phân hoá trình độ ngày càng nhanh giữa học sinh khá, trung bình, yếu mà còn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng vi phạm kỉ luật của một bộ phận học sinh, khi các em được “rỗi rãi” thiếu việc làm trong giờ học.
    Tổ chức hoạt động học tập cho học sinh bằng cách sử dụng phiếu học tập trong giờ học nói chung, trong giờ Toán nói riêng đã góp phần đáng kể vào việc giúp giáo viên thay đổi phương pháp học tập và tạo hứng thú học tập cho học sinh.
    Tuy dạy học Toán bằng phiếu học tập đã được phổ biến rộng rãi, nhưng cũng còn không ít giáo viên lúng túng, chưa biết cách tổ chức cho học sinh làm việc với phiếu, chưa phát huy tính tích cực của phiếu, do đó chưa tăng hiệu quả giờ học một cách rõ rệt.
    Sử dụng phiếu học tập là một trong những giải pháp để đổi mới phương pháp dạy học tiểu học đã được triển khai và cần tiếp tục quan tâm nghiên cứu, hoàn thiện trong phạm vi mở rộng đối với các môn học toàn bậc tiểu học. Trong phạm vi bài viết này, với khả năng của mình, tôi chỉ xin trình bày việc sử dụng phiếu học tập trong giờ Toán - Lớp 4.
    B.Mục đích nghiên cứu:
    -Tìm hiểu và hệ thống những vấn đề lí luận về dạy học tích cực.
    -Vận dụng các giải pháp về dạy học tích cực để thiết kế bài dạy Toán Lớp 4 thông qua phiếu bài tập. Góp phần dạy và học toán ở tiểu học.
    MỤCLUC
    ___I. MỞ ĐẦU 1
    II. NỘI DUNG 5
    A.Những vấn đề lí luận về dạy học tích cực: 5
    1,Dạy học tích cực là gì?. 5
    2,Các biện pháp thường áp dụng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy và học Toán là: 7
    Giáo viên. 10
    Học sinh. 10
    Số chẵn. 11
    Số lẻ. 11
    Số thứ 20. 11
    d, Sử dụng trò chơị học tập để dậy và hoc tích cực trong môn toán. 14
    1.Tác dụng của trò chơi học tập. 14
    B, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN (Bằng phiếu học tập) 17
    I, CÁC DẠNG PHIẾU HỌC TẬP. 17
    II, MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA PHIẾU HỌC TẬP: 18
    1, Nội dung. 18
    2.Hình thức: Một phiếu học tập gồm hai phần. 19
    III,SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY TOÁN 22
    1. Soạn bài theo tinh thần sạy toán băng phiếu học tập. 22
    2. Giúp học sinh nắm vững và thực hiện tốt yêu cầu của từng bài tập. 23
    3. Tổ chức cho học sinh làm việc trên lớp với phiếu một các linh hoạt, sáng tạo: 24
    4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả để có biện pháp giúp đỡ kịp thời đối với từng học sinh và cả lớp: 25
    IV. THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG DẠY HỌC 25
    III. THỰC NGHIỆM . 26
    A. Mục đích thực nghiệm: 26
    B. Nội dung thực nghiệm: 26
    C. Phương pháp làm thực nghiệm: 26
    D. Thời gian thực nghiệm: 27
    E. Địa điểm thực nghiệm: 27
    G. Kết quả thực nghiệm sư phạm: 27
    Tiết 66. 27
    Tiết 79. 28
    IV. KẾT LUẬN 29
    A.Những bài học rút ra cho bản thân và đồng nghiệp sau quá trình làm đề tài. 29
    B.Một số hướng tiếp tục sau đề tài 31
    V. PHỤ LỤC 32
    V, TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...