Luận Văn Vận dụng các chính sách marketing nhằm khai thác thị trường khách du lịch là người Nhật ở chi nhánh

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Chương 1: Cơ sở lý luận về Marketing và Marketing du lịch trong kinh doanh du lịch.

    1. Khái niệm Marketing.

    2. Khái niệm Marketing du lịch

    3. Vận dụng các chính sách Marketing nhằm khai thác thị trường khách du lịch.

    31 Chính sách sản phẩm.

    32 Chính sách giá.

    33 Chính sách phân phối.

    34 Chính sách khuyếch trương, quảng cáo.

    Chương 2: Thị trường du lịch và thị trường khách du lịch Nhật Bản.

    1. Khái quát về thị trường khách du lịch.

    11 Khái niệm về thị trường du lịch.

    12 Những đặc điểm của thị trường du lịch.

    2. Thị trường khách du lịch Nhật Bản.

    21 Khái quát về nước Nhật .

    21.1 Lịch sử hình thành nước Nhật.

    21.2 Khí hậu, địa hình.

    21.3 Dân số.

    21.4 Nền kinh tế Nhật Bản.

    21.5 Văn hoá Nhật Bản.

    22 Thị trường khách du lịch Nhật Bản.

    22.1. Quy mô thị trường.

    22.2 Đặc điểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản.

    22.3 Đặc điểm tiêu dùng khách du lịch Nhật Bản.

    * Các yếu tố tự nhiên.

    * Các yếu tố về văn hoá xã hội.

    * Các yếu tố kinh tế.

    * Các yếu tố chính trị.

    * Các yếu tố khác.

    Chương 3: Thực trạng kinh doanh và việc vận dụng các chính sách Marketing trong việc thu hút khách du lịch là người Nhật ở chi nhánh công ty du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Vietravel tại Hà Nội .

    1. Khái quát về công ty du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Vietravel.

    11 Lịch sử hình thành của công ty và chi nhánh tại Hà Nội.

    12 Cơ cấu tổ chức công ty.

    13 Điều kiện hiện có của công ty và chi nhánh tại Hà Nội.

    14 Thực trạng kinh doanh của công ty và chi nhánh tại Hà Nội.

    2. Tình hình kinh doanh du lịch lữ hành và việc vận dụng các chính sách Marketing trong khai thác thị trường khách du lịch Nhật Bản.

    21 Thị trường khách du lịch và kết quả kinh doanh của chi nhánh Vietravel tại Hà Nội.

    21.1 Thị trường khách du lịch của chi nhánh.

    21.2 Kết quả kinh doanh của chi nhánh từ năm 1998 đến năm 2002.

    * Số khách.

    * Doanh thu.

    * Lợi nhuận.

    22 Thực trạng thị trường khách du lịch Nhật của chi nhánh Vietravel tại Hà Nội.

    22.1 Tình hình khai thác thị trường khách du lịch Nhật của chi nhánh Vietravel tại Hà Nội.

    22.2 Những giải pháp đã áp dụng khi khai thác thị trường khách du lịch Nhật của chi nhánh.

    22.3 Một số thuận lợi và khó khăn khi khai thác thị trường khách du lịch Nhật của chi nhánh.

    * Thuận lợi.

    * Khó khăn.

    23 Thực trạng việc áp dụng các chính sách Marketing trong việc khai thác thị trường khách du lịch Nhật của chi nhánh Vietravel tại Hà Nội.

    23.1 Môi trường Marketing của chi nhánh.

    * Môi trường vĩ mô.

    * Việc tổ chức hoạt động Marketing tại chi nhánh.

    * Hiệu quả của các chính sách Marketing

    23.2 Thực trạng việc áp dụng các chính sách Marketing trong việc thu hút khách du lịch Nhật của chi nhánh.

    * Các giải pháp Marketing trong việc thu hút khách du lịch Nhật

    - Chính sách sản phẩm.

    - Chính sách giá.

    - Chính sách phân phối.

    - Chính sách quảng cáo, khuếch trương.

    * Kết quả của các giải pháp Marketing trong việc thu hút khách du lịch Nhật.

    - Số lượng khách du lịch.

    - Cơ cấu khách du lịch.

    Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng các chính sách Marketing trong việc thu hút khách du lịch Nhật ở chi nhánh công ty du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Vietravel tại Hà Nội.

    1. Những khó khăn và thuận lợi của việc phát triển thị trường Nhật

    11 Khó khăn.

    12 Thuận lợi.

    13 Cơ hội và thách thức.

    2. Phương hướng phát triển của chi nhánh.

    21 Phương hướng chung.

    22 Mục tiêu cụ thể.

    * Mục tiêu chung.

    * Mục tiêu cho thị trường Nhật .

    3. Vận dụng các chính sách Marketing đẩy mạnh khai thác thị trường khách du lịch Nhật Bản.

    31 Chính sách sản phẩm.

    32 Chính sách giá cả.

    33 Chính sách phân phối.

    34 Chính sách quảng cáo, khuyếch trương.

    35 Một số kiến nghị.

    * Với cơ quan quản lý nhà nước.

    * Với công ty.

    * Với chi nhánh.




    Lời cảm ơn



    Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGSTS. Nguyễn Văn Đính trong quá trình hướng dẫn thực tập và làm chuyên đề tốt nghiệp vừa qua.

    Em cũng chân thành cảm ơn các anh chị ở Công ty du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Vietravel trong thời gian qua đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn để em tích luỹ được những kinh nghiệm thực tế trong kinh doanh du lịch cũng như để thực hiện chuyên đề này.

    Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo và các anh chị đã quan tâm, giúp đỡ để em hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong đợt thực tập tốt nghiệp này.





    Lời mở đầu


    Trong tình hình kinh tế chính trị bất ổn trên thế giới như hiện nay thì ngành du lịch đang gặp phải những khó khăn tương đối lớn. Tuy nhiên Việt Nam được coi là điểm đến an toàn nhất trong khu vực châu á nói riêng và trên thế giới nói chung. Trước tình hình hình đó thì việc thu hút khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam được quan tâm hàng đầu hiện nay. Trên cơ sở đó em đã chọn đề tài “Vận dụng các chính sách marketing nhằm khai thác thị trường khách du lịch là người Nhật ở chi nhánh Vietravel tại Hà Nội ”.

    Bài viết của em gồm 3 chương:

    Chương 1: Cơ sở lý luận về Marketing và Marketing trong kinh doanh du lịch.

    Chương 2: Thị trường du lịch và thị trường khách du lịch Nhật Bản

    Chương 3: Thực trạng kinh doanh và việc vận dụng các chính sách Marketing trong việc thu hút khách du lịch là người Nhật Bản ở chi nhánh công ty du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Vietravel tại Hà Nội .

    Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng các chính sách Marketing trong việc thu hút khách du lịch Nhật ở chi nhánh công ty du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Vietravel tại Hà Nội





    Chương I:

    Cơ sở lý luận về marketing và marketing trong kinh doanh du lịch

    1. Khái niệm marketing

    Đã có rất nhiều người nhầm lẫn marketing với việc bán hàng và các hoạt động kích thích tiêu thụ. Họ quan niệm rằng marketing chẳng qua là hệ thống các biện pháp mà người người bán sử dụng để cốt làm sao bán được nhiều hàng và thu được nhiều lợi nhuận

    Thực ra tiêu thụ chỉ là một trong những khâu của hoạt động marketing của doanh nghiệp, hơn thế nữa nó không phải là khâu quan trọng nhất, tiêu thụ chỉ là một bộ phận trong một chuỗi các công việc marketing từ việc phát hiện ra nhu cầu, sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu đó, sắp xếp hệ thống phân phối hàng hoá một cách hiệu quả và kích thích tiêu thụ được dễ dàng. Điều này được thể hiện trong quan điểm của marketing hiện đại:

    Marketing là làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi với mục đích thoã mãn nhu cầu và mong muốn của con người.

    Trên đây là định nghĩa của Philip Koller trong cuốn “ Marketing căn ban”?

    Ngoài ra ta có thể tham khảo quan điểm sau:

    Marketing là chức năng quản lý công ty về tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra nhu cầu, biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể đến việc đưa hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu hút được lợi nhuận cao nhất.

    Nói một cách khác: Marketing là sử dụng một cách tổng hợp hệ thống chính sách, biện pháp, nghệ thuật trong quá trình kinh doanh để thoả mãn tối đa nhu cầu người tiêu dùng và nhằm thu được lợi nhuận như dự kiến, lợi nhuận tối đa.

    Như vậy marketing là quá trình ghép nối một cách có hiệu quả giữa các nguồn lực của một doanh nghiệp với nhu cầu của thị trường.

    Marketing quan tâm chủ yếu tới mối quan hệ tương tác giữa sản phẩm và dịch vụ của một công ty với nhu cầu và mong muốn của khách hàng với đối thủ cạnh tranh.

    2. Khái niệm Marketing du lịch

    Cùng với xu hướng phát triển chung của thời đại, du lịch được xác định là một trong những nghành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, nó là một nghành công nghiệp không khói. Ngày nay, du lịch đã trở thành hiện tượng phổ biến trong đời sống kinh tế, xã hội đang phát triển với nhịp độ cao. Thậm chí ở những nước phát triển, nó là nhu cầu không thể thiếu của mỗi người. Điều này giải thích phần nào tại sao trong những năm gần đây có rất nhiều nhà đầu tư đã đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Với bất kỳ một nghành kinh doanh nào thì khả năng đáp ứng tốt được nhu cầu của thị trường, tạo ra những sản phẩm mà thị trường cần thì đều mang lại thành công nhất định cho tổ chức kinh doanh. Vấn đề này đối với các công ty du lịch ngày càng quan trọng. Vì nhu cầu của khách du lịch là nhu cầu cao cấp của con người nên công ty lữ hành du lịch cần phải thoả mãn tốt nhu cầu của khách du lịch, cần phải tiến hành khuyếch trương, quảng bá sản phẩm của mình để thu hút khách.

    Có rất nhiều quan điểm và định nghĩa về marketing du lịch, chúng ta có thể kể ra dưới đây:

    Định nghĩa của hiệp hội Marketing Mỹ: Marketing là thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm điều khiển lưu thông hàng hoá hay dịch vụ từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

    Định nghĩa của WTO: Marketing du lịch là một triết lý quản trị mà nhờ nghiên cứu, dự đoán, tuyển chọn dựa trên cơ sở nhu cầu của du khách nhằm đem sản phẩm ra thị trường sao cho phù hợp với mục đích thu nhiều lợi nhuận của tổ chức du lịch.

    Định nghĩa của Micheal Coltman: Marketing du lịch là toàn bộ những hệ thống nghiên cứu và lên kế hoạch nhằm lập định cho tổ chức du lịch một triết lý điều hành hoàn chỉnh và những sách lược, chiến thuật, bao gồm qui mô hoạt động, thể thức cung cấp, bầu không khí du lịch, phương pháp quản trị, dự đoán sự việc, xác định giá cả, quảng cáo, khuyếch trương, lập ngân quĩ cho hoạt động marketing.

    Định nghĩa của MMorrsantỵ: Marketing du lịch là một quá trình liên tục và nối tiếp nhau mà qua đó các doanh nghiệp lữ hành và khách sạn lập kế hoạch, nghiên cứu, thực hiện, kiểm soát và đánh giá các hoạt động nhằm thoã mãn nhu cầu và mong muốn của du khách, những mục tiêu của công ty, của cơ quan quản lý.

    Như vậy các định nghĩa trên dựa trên nguyên tắc sau:

    + Thoã mãn nhu cầu và mong muốn của khách

    + Marketing là một quá trình liên tục, là một hoạt động quản lý liên tục.

    + Bao gồm nhiều bước nối tiếp.

    + Nghiên cứu marketing đóng vai trò then chốt.

    + Trong Marketing du lịch có sự phụ thuộc và tác động lẫn nhau, phối hợp lẫn nhau trong các doanh nghiệp du lịch với nhau.

    + Marketing không phải là trách nhiệm duy nhất của một bộ phận mà là của mọi người trong tổ chức.

    Chúng ta có thể định nghĩa Marketing du lịch như sau:

    Marketing du lịch là một hoạt động marketing trên thị trường du lịch, trong lĩnh vực du lịch và nhằm mục đích nghiên cứu thị trường Khách du lịch ) để thoả mãn tối đa nhu cầu và mong muốn của hợ Khách du lịch ) nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp.

    3. Các chính sách marketing nhằm khai thác thị trường khách du lịch

    31.Chịnh sách sản phẩm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...