Luận Văn Vận dụng bài toán tài chính và thiết lập hệ thống thông tin nhằm tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài nghiên cứu năm 2012
    Vận dụng bài toán tài chính và thiết lập hệ thống thông tin nhằm tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai





    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
    1.1 lịch sử vấn đề nghiên cứu.
    Nghiên cứu về BHXH đã có nhiều công trình, cụ thể một số đề tài
    nghiên cứu về bảo hiểm xã hội gần đây như:
    - Mạc Văn Tiến, An sinh xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế xã
    hội 2011-2020, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, 2011.
    - Nguyễn Đức Hòa, An ninh tài chính cho quỹ Bảo hiểm xã hội Việt
    Nam, thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ, Học viện T ài chính,
    2011.
    - Nguyễn Kim Ngọc, Một số giải pháp hoàn thiện công tác thu bảo hiểm
    xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỉ, Học viện Tài
    chính, 2011.
    - Phạm Minh Thành (2010), Quản lý tài chính bảo hiểm xã hội trên địa
    bàn tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
    Tuy nhiên, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thất thu BHXH nhằm
    tìm ra nhân tố chủ yếu tác động đến thất thu BHXH từ đó đề xuất các
    giải pháp hạn chất thất thu BHXH là một đề t ài mới mẽ, chưa có ai
    nghiên cứu.
    1.2 Lý do chọn đề tài.
    An sinh xã hội là một trong những tiêu chí cốt lõi của mục tiêu phát
    triển kinh tế - xã hội bền vững. Bảo hiểm xã hội góp phần quan trọng
    trong việc hỗ trợ tài chính và an sinh xã hội của một Quốc gia trong hiện
    tại cũng như tương lai. Với mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và
    hợp lý là quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý và phát triển nguồn
    thu Bảo hiểm xã hội. Thực trạng hiện nay cho thấy, cùng với ý thức về
    2
    bảo hiểm xã hội của người lao động chưa cao; bảo hiểm xã hội tự
    nguyện chưa được quan tâm đúng mức; tình trạng nợ, trốn, tránh nộp
    bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp ngày một tinh vi là nguyên nhân
    chính dẫn đến thất thu bảo hiểm xã hội, ẩn chứa một nguy cơ bất ổn xã
    hội trong tương lai khi lực lượng lao động sau này về già không có lương
    hưu. Nghiên cứu, phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thất
    thu bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, từ đó đề
    xuất giải pháp tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội nhằm hạn chế
    thất thu BHXH là việc cần thiết. Với mong muốn góp chút sức mọn của
    mình trong công cuộc phát triển kinh tế bền vững, đem đến hạnh phúc
    cho mọi người, tôi quyết định chọn đề tài “ Đánh giá các nhân tố ảnh
    hưởng đến thất thu BHXH trên địa bàn tình Đồng Nai” để nghiên cưu
    trong kỳ này .
    1.3 Mục đích nghiên cứu.
    - Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thất thu bảo hiểm xã
    hội từ đó đề xuất giải pháp chống thất thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm
    xã hội Đồng Nai.
    1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các đối
    tượng tham gia BHXH, công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh
    Đồng Nai bao gồm người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan
    quản lý Nhà Nước về BHXH trong mối liên hệ với hiệu quả chống thất
    thu BHXH. Khi nghiên cứu các đối tượng nghiên cứu được chia thành
    hai giai đoạn: Giai đoạn 1 từ tháng 9/2011 đến tháng 6/2 012 chỉ tập
    trung nghiên khảo sát người lao động và cơ quan quản lý BHXH. Hướng
    nghiên cứu kế tiếp sẽ phân tích sâu các nhân tố và người sử dụng lao
    động.
    1.4.2 Không gian nghiên cứu: Không gian nghiên cứu của đề tài được
    giới hạn trong phạm vi tỉnh Đồng Nai bao gồm người lao động, các đơn
    vị sử dụng lao động và cơ quan BHXH tỉnh Đồng Nai.
    3
    1.4.3 Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu dữ liệu các năm từ
    2007 đến 2011 từ đó ước lượng, đề xuất giải pháp chống thất thu BHXH
    đến năm 2017.
    1.5 Phương pháp nghiên cứu.
    1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính : Đề tài sử dụng phương pháp
    phỏng vấn chuyên gia để tăng cường tính phù hợp của các yếu tố ảnh
    hưởng đến thất thu BHXH từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng phiếu khảo
    sát thu thập thông tin. Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu tài liệu cũng
    được tác giả vận dụng nhằm tham khảo thêm những vấn đề liên quan.
    1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng : Từ số liệu thứ cấp và số
    liệu sơ cấp thu thập được, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả,
    phương pháp so sánh, phân tích với công cụ hỗ trợ chủ yếu là phần mềm
    exel và spss.
    1.6 Kết quả nghiên cứu dự kiến.
    - Khảo sát, phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng thất thu bảo hiểm
    xã hội, tìm ra yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác thu bảo hiểm xã
    hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
    - Tìm ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nợ, trốn, tránh nộp bảo
    hiểm xã hội bắt buộc của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
    - Tìm ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế trong công tác thu bảo
    hiểm xã hội tự nguyện của người lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
    - Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Cơ quan
    Bảo hiểm xã hội Đồng Nai.
    1.7 Nội dung nghiên cứu và hình thức trình bày:
    Báo cáo được trình bày thành 5 chương, nội dung nghiện cứu chủ
    yếu mô tả, phân tích hiệu quả quản lý thu BHXH, phân tích các nhân tố
    ảnh hưởng đến thất thu bảo hiểm xã hội tại Cơ quan BHXH Tỉnh Đồng
    Nai.
    4
    CHƯƠNG 2
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI, QUẢN LÝ THU
    BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THẤT
    THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
    2.1 Khái quát chung về Bảo hiểm xã hội:
    2.1.1 Sự cần thiết khách quan của Bảo hiểm xã hội trong nền
    kinh tế thị trường:
    Sinh – Lão – Bệnh – Tử là quy luật tự nhiên của con người,
    không ai có thể thoát được. Trong cuộc sống của mình , mỗi con
    người phải lao động để làm ra của cải vật chất, nhằm thoả m ãn
    những nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao . Nhưng trong thực tế không
    phải lúc nào con người cũng gặp may mắn, thuận lợi, có đầy đủ thu
    nhập và mọi điều kiện s inh sống bình thường. Trái lại , có rất nhiều
    trường hợp khó khăn, trắc trở, rủi ro xảy ra do điều kiện tự nhiên,
    môi trường sống, hoặc điều ki ện khách quan như: ốm đau, tai nạn,
    mất việc làm, già yếu, không có khả năng lao động, tử vong .
    Vì vậy, từ xa xưa, con người đã có ý thức chia sẻ giá trị vật chất và
    tinh thần, cưu mang đùm bọc lẫn nhau, trong cộng đồng bộ lạc, làng,
    xóm, thôn, bản . theo tinh thần tương thân tương ái. Sự tương trợ cộng
    đồng dần dần được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức khác
    nhau như việc lập quỹ cứu tế, các hội đoàn bằng tiền hoặc bằng hiện vật
    để trợ giúp lẫn nhau. Những hình thức trợ giúp tự nguyện của cá nhân,
    của cộng đồng đã góp phần bảo đảm nguồn vật chất cần thiết đối với
    những người hoạn nạn, khó khăn, thiếu thốn. Đây chính là hình thức sơ
    khai hình thành nên bảo hiểm xã hội.
    Sự trợ giúp nói trên này ban đầu chỉ mang tính chất tự phát, cục bộ,
    không ổn định và không chắc chắn. Trong quá trình nền công nghiệp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...