Tiểu Luận Vận động và các hình thức vận động cơ bản trong biện chứng của tự nhiên

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Để tồn tại con người phải thích nghi với giới tự nhiên, điều đó đòi hỏi con người cần có hiểu biết về bản chất và quy luật vận động của thế giới. Đó cũng chính vấn đề nghiên cứu mà các nhà triết học quan tâm. Trong lịch sử triết học, vấn đề này được nhìn nhận với nhiều quan điểm khác nhau. Chủ nghĩa duy tâm quy sự hình thành thế giới bắt nguồn từ ý thức và xem xét sự vận động của vật chất phụ thuộc vào các lực lượng siêu nhiên, ngược lại chủ nghĩa duy vật xem bản nguyên của thế giới là vật chất, quá trình vận động của vật chất là tự thân biến đổi, không do ý muốn chủ quan. Dần dần với sự phát triển của khoa học, con người có những hiểu biết đúng đắn hơn về thế giới vật chất, đặc biệt là trong thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên phát triển mạnh với sự ra đời của nhiều thành tựu, phát minh khoa học.Thông qua đó, những quan điểm siêu hình về nguồn gốc hình thành thế giới được bác bỏ. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của chủ nghĩa duy vật lúc bấy giờ là khẳng định tính vĩnh cửu của thế giới vật chất như một cái gì đó bất biến đồng thời quy mọi sự vận động của vật chất về dạng vận động đơn thuần nhất đó là sự thay đổi vị trí đơn giản (vận động cơ học). Bên cạnh đó, chủ nghĩa duy tâm, siêu hình và chủ nghĩa thực chứng thì lợi dụng các thành tựu của khoa học tự nhiên nhằm bác bỏ tính đúng đắn của triết học duy vật. Trước tình hình đó, F. Enghen nhận thấy, để phát triển chủ nghĩa duy vật cần nghiên cứu và khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên, từ đó đưa ra khái quát mới về mặt triết học cũng như bổ sung và phát triển phép biện chứng duy vật nhằm hình thành phương hướng nghiên cứu đúng đắn cho sự phát triển của khoa học tự nhiên. Tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” ra đời như một sự đáp ứng về cả lý luận và thực tiễn, nội dung tác phẩm xoay quanh sự phát triển biện chứng của giới tự nhiên trong đó F. Enghen có công lớn trong việc nêu lên quan điểm mới về vận động và các hình thức vận động của thế giới vật chất
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...