Luận Văn Vận động hành lang tại mỹ và một số vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp việt nam xuất khẩu sang thị t

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
    Hà Nội, tháng 5 năm 2013

    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD

    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 5
    NỘI DUNG . 7
    Chương I: Tổng quan về vận động hành lang 7

    1. Khái niệm vận động hành lang . 7
    1.1. Theo từ điển 7
    1.2. Dưới góc độ của những nhà nghiên cứu . 7
    1.3. Dưới góc độ của các chuyên gia vận động hành lang 7

    1.4. Theo quy định của pháp luật . 8
    2. Vai trò của vận động hành lang 9
    3. Lịch sử vận động hành lang . 11

    4. Tác động của vận động hành lang 14

    4.1. Tác động tích cực 14
    4.2. Tác động tiêu cực . 16
    Chương II: Thực trạng hoạt động vận động hành lang tại Mỹ 18
    1. Khái quát hoạt động vận động hành lang tại Mỹ . 18

    1.1. Hệ thống chính trị, pháp luật của Mỹ . 18
    1.2. Quá trình phát triển của vận động hành lang tại Mỹ . 28
    1.3. Cách thức vận động hành lang tại Mỹ 31
    2. Thực trạng vận động hành lang tại Mỹ 33
    2.1. Chi phí cho vận động hành lang tại Mỹ . 34

    2.2. Những chủ thể đầu tư nhiều nhất cho vận động hành lang tại Mỹ . 35
    2.3. Những công ty vận động hành lang hàng đầu tại Mỹ . 35
    3. Diễn biến một số vụ vận động hành lang điển hình tại Mỹ. . 37
    3.1. Vận động hành lang của doanh nghiệp dệt may Trung Quốc tại Hoa Kỳ. 37

    3.2 Vận động hành lang cho vụ tràn dầu tại vịnh Mexico của công ty dầu khi
    Anh BP 47
    3.3. Vận động hành lang trong vụ kiện cá tra, cá basa của Việt Nam . 57

    4. Đánh giá chung về hoạt động vận động hành lang tại Mỹ. 64
    Chương III: Một số vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ . 66
    1. Tổng quan hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ . 66
    1.1 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2007-2012
    . 67
    1.2 Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Mỹ năm
    2012 . 68


    2. Những khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu sang thị
    trường Mỹ . 69
    2.1. Khó khăn từ phía chính phủ Mỹ trong việc ban hành các đạo luật, tạo ra các hàng rào nhằm bảo hộ sản xuất trong nước trước hàng nhập khẩu của Việt Nam. 69

    2.2. Khó khăn từ phía các doanh nghiệp, hiệp hội Mỹ và các nước xuất khẩu khác vào Mỹ có hàng hóa cạnh tranh với hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ.
    . 71
    2.3 Khó khăn do năng lực của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ 72
    3. Đề xuất một số giải pháp liên quan đến hoạt động vận động hành lang . 73
    3.1. Giải pháp vĩ mô . 73

    3.2. Giải pháp vi mô . 78

    KẾT LUẬN 80


    LỜI NÓI ĐẦU
    Hiện nay, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất và tiềm năng nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), kim ngạch nhập khẩu của Mỹ vào năm 2010 và 2011 lần lượt là 1,935 tỉ USD và 2,314 tỉ USD, trong đó bạn hàng chính là Trung Quốc, xếp vị chí thứ nhất, chiếm 19.5 % kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ, thứ nhì là Canada (14,2%). Năm 2010, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 18,004 tỷ USD, tăng gần 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu năm 2010 cho thấy, Việt Nam đứng thứ 27 trong số các nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Năm 2011, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Mỹ đạt hơn 21,456 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu hơn 12 tỷ USD.
    Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Thứ nhất, nền kinh tế Mỹ đang gặp phải thức thách lớn: tỷ lệ thất nghiệp cao, năm 2011 là 9,1%; nợ công của Hoa Kỳ hiện nay lên tới 15 nghìn tỷ USD, lượng nợ công Mỹ trong thời kỳ tổng thống Obama đến nay còn nhiều hơn cả số nợ tích lũy từ thời kỳ tổng thống George Washington cho tới thời kỳ tổng thống Bill Clinton Đó là một trong số nguyên nhân khiến Mỹ đã tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp và rào cản thương mại nhằm bảo hộ sản xuất trong nước (đạo luật Farm Bill, Lacey, gây nhiều khó khăn trong vụ kiện tôm, cá tra, basa của Việt Nam ). Thực tế cho thấy, Mỹ đã nhiều lần gây khó dễ cho doanh nghiệp Việt Nam, có thể kể đến là các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với những mặt hàng như túi nhựa PE, ống thép, thủy sản Và gần đây Mỹ gây khó dễ cho các mặt hàng các mặt hàng nông sản.Vào tháng 11/2011, quả thanh long – một mặt hàng nông sản đã phải mất đến 8 năm để Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) của Bộ nông nghiệp Mỹ cho phép trái cây Việt Nam tiếp cận thị trường Mỹ vào tháng 7/2003– bỗng dưng bị Mỹ cấm thông quan vì cho là có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức cho phép. Tuy nhiên, theo đại diện một doanh nghiệp tham gia xuất khẩu mặt hàng này, mặc dù kết luận có lượng tồn dư thuốc nhưng FDA (cơ quan quản lý Thuốc và thực phẩm Mỹ) lại không quy định rõ giới hạn tỷ lệ bao nhiêu. Điều đáng nói là, trước đó Mỹ không hề có quy định này Khó khăn hơn nữa khi cơ quan quản lý Thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đưa ra luật mới về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản nhập khẩu, theo quy định đó thì 100% lô hàng thanh long sẽ bị kiểm tra trước khi thông quan hay vì 10% trước đây. Sự việc này đã khiến nhiều doanh nghiệp của ta chọn giải pháp ngừng xuất khẩu thanh long, ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của bà con nông dân, cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long của Việt Nam. Năm 2010, sản lượng thanh long xuất sang Mỹ khoảng 850 tấn, con số này tăng khá mạnh trong 11 tháng đầu năm 2011 khi vượt 1.500 tấn. Sản lượng thanh long vào Mỹ tăng nhanh, và hiện nay có thêm chôm chôm, sắp tới nữa là nhãn, vải, theo nhiều ý kiến, sẽ là một trong những nguyên nhân để phía Mỹ tiếp tục gia tăng các biện pháp kiểm soát. Đó chỉ là một trong số rất nhiều vụ doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam bị gây khó dễ khi thâm nhập vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên nếu các doanh nghiệp Việt Nam thay vì chỉ biết cứng nhắc làm theo yêu cầu kỹ thuật mà bên Mỹ đưa ra thì chắc chắn sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn trong tương lai, thay vì thế nếu doanh nghiệp Việt Nam chủ động đàm phán, thương lượng với Mỹ để đạt được một tiêu chuẩn kỹ thuật nhập khẩu thuận tiện cho điều kiện sản xuất của Việt Nam thì rõ ràng hàng hóa của Việt Nam sẽ thâm nhập vào thị trường Mỹ thuận lợi hơn nhiều. Nói cách khác, các doanh nghiệp Việt Nam đã đến lúc phải biết cách làm thế nào tác động đến các nhà hoạch định chính sách của Mỹ để đạt được lợi ích cho doanh nghiệp mình. Cách làm đó, đã được nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng tại Mỹ, và được biết đến với tên gọi là “vận động hành lang".
    Do đó, để góp phần phát huy tiềm năng cũng như khắc phục những khó khăn đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ, đề tài xin được nghiên cứu vấn đề “Vận động hành lang tại Mỹ và một số vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ”.
     

    Các file đính kèm:

    • 41.doc
      Kích thước:
      2.5 MB
      Xem:
      0
    • 41.pdf
      Kích thước:
      1 MB
      Xem:
      0
Đang tải...