Tài liệu Vận đơn đường biển

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI; VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1: GIAO NHẬN HÀNG HOÁ VẬN TẢI BẰNG ĐƯỜNG BIỂN . 4
    1. Đặc điểm của vận tải đường biển 4
    2. Tác dụng của vận tải đường biển đối với buôn bán quốc tế 4
    3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường biển 4
    4. Các phương thức thuê tàu chuyên chở hàng hoá 4
    4.1 Phương thức thuê tàu chuyến (Voyage charter) và tàu định hạn 4
    4.2 Phương thức thuê tàu chợ (Liner charter) . 5

    CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN 7
    1. Định nghĩa . 7
    2. Chức năng . 7
    3. Tác dụng 9
    4. Quy tŕnh cấp vận đơn . 9

    CHƯƠNG 3: PHÂN LOẠI VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN 10
    1. Căn cứ vào cách chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hoỏ trờn vận đơn 10
    1.1 Vận đơn đích danh (Straight Bill of lading) 10
    1.2 Vận đơn theo lệnh (Order Bill of lading) 10
    1.3 Vận đơn vô danh hay Vận đơn xuất tŕnh (Bearer Bill of lading) . 12
    2. Căn cứ vào phờ chỳ trờn vận đơn . 12
    2.1 Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill of lading) . 12
    2.2 Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill of lading) 13
    3. Căn cứ vào hành trình chuyên chở 13
    3.1 Vận đơn chở suốt (Through Bill of lading) . 13
    3.2 Vận đơn đi thẳng (Direct Bill of lading) . 17
    3.3 Vận đơn vận tải liên hợp hay vận đơn đa phương thức 14
    4. Căn cứ vào thời gian cấp vận đơn và thời gian bốc xếp hàng . 14
    4.1 Vận đơn đă xếp hàng (Shipped on board Bill of lading) . 14
    4.2 Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment Bill of lading) 15
    4.3 Vận đơn đến chậm (Stale Bill of lading) . 16
    4.4 Vận đơn hỗn hợp (Combined Bill of lading) 16
    4.5 Vận đơn rút gọn (Short Bill of lading) 16
    5. Căn cứ vào phương thức thuê tàu chuyên chở 16
    5.1 Vận đơn tàu chợ (Liner Bill of lading) 16
    5.2 Vận đơn tàu chuyến (Charter Party Bill of lading) . 16
    6. Căn cứ vào giá trị sử dụng và khả năng lưu thông 17
    6.1 Vận đơn gốc (Original Bill of lading) 17
    6.2 Vận đơn copy (Copy Bill of lading) 17

    CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN 18
    1. Nội dung chung . 18
    1.1 Các nội dung ở mặt trước của vận đơn đường biển 18
    a. Thông tin liên quan đến các bên . 18
    b.Thông tin về chính tờ vận đơn đường biển 19
    c. Thông tin về tàu vận chuyển và hành trình . 19
    d. Thông tin về việc bốc xếp hàng hóa 20
    e. Thông tin về cước phí . 20
    f. Các thông tin liên quan đến hàng hóa . 20
    i. Dự kháng của thuyền trưởng ở cảng xếp hàng 21
    1.2 Các nội dung ở mặt sau của vận đơn đường biển . 22
    2. Những vấn đề cần lưu ư khi sử dụng vận đơn đường biển . 22
    2.1 Giá trị pháp lư của vận đơn 23
    2.2 Vận đơn là loại vận đơn chủ (Master Bill of lading) hay vận đơn nhà (House Bill of lading) 23
    2.3 Về h́nh thức 25
    2.4 Giấy gửi hàng đường biển (Seaway bill) . 25

    CHƯƠNG 5: KIỂM TRA VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN . 28
    1. Kiểm tra số bản gốc (Original) . 28
    2. Kiểm tra tên người gửi hàng (Shipper) 28
    3. Kiểm tra tên người nhận hàng (Consignee) . 28
    4. Kiểm tra tên người được thông báo (Notify Party) . 29
    5. Kiểm tra điều khoản cước phí 29
    6. Kiểm tra cỏc nhúm tự thể hiện hàng hoỏ đó được bốc lên tàu 29
    7. Kiểm tra ngày giao hàng lên tàu 30
    8. Kiểm tra ngày lập B/L . 30
    9. Kiểm tra người kư phát vận đơn 30
    10. Kiểm tra các điều kiện đặc biệt khác . 31

    CHƯƠNG 6: VẬN ĐƠN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (BOLERO) 34
    1. Hệ thống BOLERO.NET 34
    2. Hệ thống BOLERO.NET và vận đơn điện tử . 34
    3. Quy tŕnh giao nhận điện tử thông qua BOLERO.NET 36

    KẾT LUẬN 38

    CHƯƠNG 1
    GIAO NHẬN HÀNG HOÁ VẬN TẢI BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

    Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên con người đă biết lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu cỏc vựng cỏc miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.

    1. Đặc điểm của vận tải đường biển
    · Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế.
    · Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên.
    · Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn. Nh́n chung năng lực chuyên chở của công cụ vận tải đường biển (tàu biển) không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác.
    · Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp.
    · Tuy nhiên, vận tải đường biển có một số nhược điểm:
    - Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên.
    - Tốc độ của tàu biển c̣n thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tàu biển c̣n bị hạn chế.
    Từ những đặc điểm kinh tế kỹ thuật nói trên của vận tải đường biển, ta có thể rút ra kết luận một cách tổng quát về phạm vi áp dụng như sau:
    + Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế.
    + Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoỏ cú khối lượng lớn, chuyên chở trên cự ly dài nhưng không đ̣i hỏi thời gian giao hàng nhanh chóng.

    2. Tác dụng của vận tải đường biển đối với buôn bán quốc tế
    · Vận tải đường biển là yếu tố không tách rời buôn bán quốc tế.
    · Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển.
    · Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế.
    · Vận tải đường biển tác động tới cán cân thanh toán quốc tế.

    3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường biển
    · Các tuyến đường biển: Là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau trên đó tàu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hoá.
    · Cảng biển: Là nơi ra vào neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hoá trên tàu và là đầu mối giao thông quan trọng của một quốc gia có biển.
    · Phương tiện vận chuyển: chủ yếu là tàu biển, tàu biển có hai loại: tàu buôn và tàu quân sự. Tàu buôn là những tàu biển được dùng vào mục đích kinh tế trong hàng hải, tàu chở hàng là một loại tàu buôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong đội tàu buôn.

    4. Các phương thức thuê tàu chuyên chở hàng hoá
    4.1 Phương thức thuê tàu chuyến (Voyage charter) và tàu định hạn
    Thuê tàu chuyến là việc người thuê chở đề nghị người chủ tàu cho thuê toàn bộ con tàu để chở hàng từ một cảng này đến một hay nhiều cảng khác và phải trả một khoản cước thuê tàu do hai bên thỏa thuận. Tàu chuyến (c̣n gọi là tàu chạy rông – Tramp) là tàu kinh doanh chuyên chở hàng hóa không theo một lịch tŕnh định trước. Tuyến đường và lịch tŕnh hoạt động của loại tàu này phụ thuộc vào yêu cầu của người thuê chở. Về lư thuyết th́ người thuê chở có thể yêu cầu chuyên chở theo một tuyến đường bất kỳ với lịch tŕnh tùy ư phụ thuộc vào loại và khối lượng hàng cần chuyên chở.
    Người thuê chở cũng có thể thuê tàu từng chuyến một theo một chiều hay khứ hồi, hoặc thuê chở nhiều chuyến liên tục. Thuê tàu chuyến để chuyên chở hàng hóa sẽ mang lại cho người thuê tàu những lợi ích sau đây:
    + Người thuê tàu không bị ràng buộc bởi lịch tŕnh và tuyến đường kinh doanh cố định như tàu chợ. Việc vận chuyển hàng hóa có thể thực hiện một cách chủ động theo yêu cầu của người thuê tàu.
    + Hàng hóa được chuyên chở nhanh chóng do được chuyển từ cảng đi đến cảng đến mà không phải chuyển tải dọc đường.
    + Người thuê tàu không bị ràng buộc bởi những điều kiện được đơn phương quy định sẵn trong vận đơn như ở phương thức thuê tàu chợ mà họ được tự do thương lượng.
    + Điều khoản về thưởng phạt bốc dỡ: quy định mức tiền mà người chuyên chở sẽ thưởng hoặc phạt người thuê tàu khi người thuê tàu hoàn thành sớm hoặc muộn thời gian bốc dỡ hàng so với quy định. Thông thường mức thưởng do hoàn thành việc bốc dỡ trước thời hạn chỉ bằng ẵ của mức phạt do chậm hoàn thành bốc dỡ.
    + Điều khoản về chi phí bốc dỡ: miễn chi phí bốc hàng (Free in – F.I), miễn chi phí dỡ hàng (Free out – F.O), miễn chi phí cả bốc và dỡ (Free in and out – F.I.O)
    + Điều khoản về cước phí: quy định khoản tiền mà người thuê tàu phải trả cho chủ tàu để chuyên chở hàng hóa.
    Với trường hợp thuê tàu định hạn nội dung thường có nhiều điều khoản khác với thuê tàu chuyến chẳng hạn như:
    + Thời gian thuê tàu: Thường là dài, có thể là 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm, 5 năm.
    + Tiền thuê tàu: Tính theo tháng, hoặc tấn dung tích đăng kư/ tháng, có tính đến thời gian tàu ngừng hoạt động do phải sửa chữa.
    + Phân chia chi phí liên quan đến việc khai thác tàu giữa chủ tàu và người thuê tàu như: lương của thủy thủ đoàn, lương thực, nước ngọt và những vật phẩm khác, dầu nhờn và dầu máy, các loại chi phí khỏc

    4.2 Phương thức thuê tàu chợ (Liner charter)
    + Khái niệm tàu chợ:
    Tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua những cảng nhất định theo một lịch tŕnh định trước.
    Tàu chợ hoạt động trên tuyến đường nhất định nên người ta c̣n gọi là tàu định tuyến. Lịch chạy tàu thường được các hăng tàu công bố trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ khách hàng.
    + Đặc điểm tàu chợ:
    Căn cứ vào hoạt động của tàu chợ, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của tàu chợ như sau:
    - Tàu chợ thường chở hàng bỏch hoỏ cú khối lượng nhỏ.
    - Cấu tạo của tàu chợ phức tạp hơn các loại tàu khác.
    - Điều kiện chuyên chở do cỏc hóng tàu quy định và in sẵn trên vận đơn đường biển để phát hành cho người gửi hàng.
    + Khái niệm về thuê tàu chợ:
    - Thuê tàu chợ hay người ta c̣n gọi là lưu cước tàu chợ (Liner booking note).
    - Thuê tàu chợ là chủ hàng (shipper) trực tiếp hay thông qua người môi giới (broker) yêu cầu chuyển tàu (ship owner) giành cho mỡnh thuờ một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hoá từ cảng này đến cảng khác.
    - Mối quan hệ giữa người thuê với người cho thuê trong phương thức thuê tàu chợ được điều chỉnh bằng một chứng từ được gọi là vận đơn đường biển. Nội dung của vận đơn đường biển do hăng tàu quy định sẵn.
    + Tŕnh tự các bước tiến hành thuê tàu chợ:
    Quy tŕnh thuê tàu chợ có thể khái quát thành các bước cụ thể như sau:
    - Bước 1: Chủ hàng thông qua người môi giới, nhờ người môi giới t́m tàu hỏi tàu để vận chuyển hàng hoá cho ḿnh.
    - Bước 2: Người môi giới chào tàu hỏi tàu bằng việc gửi giấy lưu cước tàu chợ (liner booking note). Giấy lưu cước thường được in sẵn thành mẫu, trên đó cú cỏc thông tin cần thiết để người ta điền vào khi sử dụng, việc lưu cước tàu chợ có thể cho một lô hàng lẻ và cũng có thể cho một lô hàng lớn thường xuyên được gửi. Chủ hàng có thể lưu cước cho cả quư, cả năm bằng một hợp đồng lưu cuớc với hăng tàu.
    - Bước 3: Người môi giới với chủ tàu thoả thuận một số điều khoản chủ yếu trong xếp dỡ và vận chuyển.
    - Bước 4: Người môi giới thông báo cho chủ hàng kết quả lưu cước với chủ tàu.
    - Bước 5: Chủ hàng đón lịch tàu để vận chuyển hàng hoá ra cảng giao cho tàu.
    - Bước 6: Sau khi hàng hoỏ đó được xếp lên tàu, chủ tàu hay đại diện của chủ tàu sẽ cấp cho chủ hàng một bộ vận đơn theo yêu cầu của chủ hàng. Qua các bước tiến hành thuê tàu chợ chúng ta thấy người ta không kư hợp đồng thuê tàu. Khi chủ hàng có nhu cầu gửi hàng bằng tàu chợ chỉ cần thể hiện trên giấy lưu cước với hăng tàu và khi hăng tàu đồng ư nhận hàng để chở th́ khi nhận hàng, hăng tàu sẽ phát hành vận đơn cho người gửi hàng. Vận đơn khi đă phát hành nghĩa là chủ tàu có trách nhiệm thực hiện việc vận chuyển lô hàng.

    CHƯƠNG 2
    KHÁI QUÁT CHUNG VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

    1. Định nghĩa
    Vận đơn đường biển – Bill of lading là một loại chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng đờ̉ xờ́p nhằm xác định rằng người chuyên chở đã nhận hàng để chở đồng thời sẽ chịu trách nhiệm chuyên chở đến cảng đích và giao hàng cho người nhận hàng.
    Như vậy từ khái niệm vận đơn đường biển nêu trên chúng ta có thể rút ra những nội dung cụ thể sau.
    + Người cấp vận đơn
    Theo khái niệm thì người cấp vận đơn là người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở. Thông thường trên thực tế người nào có phương tiện chuyên chở hàng hóa, hoặc người được người có phương tiện chuyên chở hàng hóa ủy quyền, sẽ là người được phép cấp vận đơn.
    Chúng ta có thể gặp những người cấp phát vận đơn cụ thể như sau:
    - Người chuyên chở (Carrier). Người chuyên chở ở đây có thể là chủ tàu (Shipowner – người chủ sở hữu con tàu) hoặc có thể là người khai thác và quản lý con tàu (không phải là chủ sở hữu con tàu).
    - Thuyền trưởng (Shipmaster)
    - Đại lý của người chuyên chở (Agent for carrier)
    + Thời điểm cấp phát vận đơn
    Như khái niệm đã nêu, thời điểm cấp phát vận đơn có thể có hai trường hợp: sau khi hàng hóa đã được xờ́p lờn tàu (Shipped on board) hoặc sau khi nhận hàng đờ̉ xờ́p (Received for Shipment). Thời điểm phát hành vận đơn cũng có ý nghĩa nhất định trong buôn bán quốc tế.
    + Người được cấp vận đơn của người chuyên chở
    Theo khái niệm thì người nhận vận đơn do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở cấp là người gửi hàng. Người gửi hàng là người xuất khẩu hoặc người được người xuất khẩu ủy thác giao nhận hàng với tàu.

    2. Chức năng
    Theo điều 81 Bộ Luật Hàng Hải, vận đơn có 3 chức năng chính sau đây:
    · Thứ nhất, vận đơn là “bằng chứng về việc người vận chuyển đă nhận lên tàu số hàng hoá với số lượng, chủng loại, t́nh trạng như ghi rơ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng”.
    Thực hiện chức năng này, vận đơn là biên lai nhận hàng của người chuyên chở cấp cho người xếp hàng. Nếu không có ghi chú gỡ trờn vận đơn th́ những hàng hoá ghi trong đó đương nhiên được thừa nhận cú “Tỡnh trạng bên ngoài thích hợp” (In apperent good order and condition).
    Điều này cũng có nghĩa là người bán (người xuất khẩu) đă giao hàng cho người mua (người nhập khẩu) thông qua người chuyên chở và người chuyên chở nhận hàng hoá như thế nào th́ phải giao cho người cầm vận đơn gốc một cách hợp pháp như đă ghi trên vận đơn ở cảng dỡ hàng.
    · Thứ hai, “vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng” hay nói đơn giản hơn vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi trong vận đơn.
    V́ vậy, vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được. Việc mua bán, chuyển nhượng có thể được thực hiện nhiều lần trước khi hàng hoá được giao. Cứ mỗi lần chuyển nhượng như vậy, người cầm vận đơn gốc trong tay là chủ của hàng hoá ghi trong vận đơn, có quyền đ̣i người chuyên chở giao hàng cho ḿnh theo điều kiện đă quy định trong vận đơn tại cảng đến.
    · Thứ ba, vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển đă được kư kết.
    + Trong trường hợp thuê tàu chuyến, trước khi cấp vận đơn đường biển, người thuê tàu (Charterer) và người cho thuê tàu (Shipowner, Carrier) đă kư kết với nhau một hợp đồng thuê tàu chuyến (charter party), và khi hàng hoá được xếp lên tàu hay được nhận để xếp lên tàu th́ người chuyên chở vẫn cấp cho người gửi hàng vận đơn đường biển. Vận đơn được cấp xác nhận hợp đồng vận tải đă được kư kết.
    Xét về quan hệ vận chuyển hàng hóa bằng tàu chuyến đặc biệt trong trường hợp bán CIF hay CFR, sẽ có hai mối quan hệ phát sinh từ hai căn cứ pháp lư khác nhau và độc lập với nhau. Mối quan hệ thứ nhất phát sinh trên cơ sở hợp đồng thuê tàu giữa người thuê và người cho thuê. Mối quan hệ thứ hai phát sinh giữa người chuyên chở (cấp phát vận đơn) với người cầm giữ vận đơn. Người cầm giữ vận đơn (ở cảng đích) có thể nhận biết qua vận đơn rằng có tồn tại một hợp đồng thuê tàu như thế, song nó lại không ràng buộc ǵ đến hợp đồng thuê tàu (trừ trường hợp trên vận đơn có dẫn chiếu tới). Như vậy, vận đơn đă tạo ra một hợp đồng mới ràng buộc người chuyên chở với người cầm giữ vận đơn theo các điều kiện ghi trên vận đơn.
    Thực tế trong vận chuyển hàng hóa bằng tàu chuyến nếu có tranh chấp phát sinh th́ người ta sẽ giải quyết tranh chấp đó dựa vào vận đơn hoặc dựa vào hợp đồng thuê tàu tùy theo các trường hợp sau:
    - Trường hợp 1: Người nhận hàng đồng thời là người kư hợp đồnhg thuê tàu, khi có tranh chấp phát sinh đối với người chuyên chở th́ sẽ lấy hợp đồng thuê tàu để giải quyết tranh chấp.
    - Trường hợp 2: Người nhận hàng không phải là người kư hợp đồng thuê tàu, khi có tranh chấp phát sinh đối với người chuyên chở sẽ lấy vận đơn để giải quyết tranh chấp.
    - Trường hợp 3: Vận đơn đă chuyển nhượng cho người khác, khi có tranh chấp phát sinh giữa người chuyên chở và người nắm giữ vận đơn th́ sẽ lấy vận đơn để giải quyết tranh chấp.
    - Trường hợp 4: Nếu vận đơn có dẫn chiếu tới hợp đồng thuê tàu, khi có tranh chấp phát sinh đối với người chuyên chở sẽ lấy các điều khoản dẫn chiếu của hợp đồng thuê tàu để giải quyết tranh chấp. Đối với loại vận đơn này thường tiêu đề của vận đơn người ta ghi rơ: “Vận đơn được dùng với hợp đồng thuê tàu” – (Bill of Lading to used with charter party).
    + Trong trường hợp thuê tàu chợ th́ không có sự kư kết trước một hợp đồng thuê tàu như thuê tàu chuyến mà chỉ có sự cam kết (từ phía tàu hay người chuyên chở) sẽ dành chỗ xếp hàng cho người thuê tàu. Sự cam kết này được ghi thành một văn bản, gọi là giấy lưu cước (booking note).
    Vậy vận đơn được cấp là bằng chứng duy nhất xác nhận hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đă được kư kết. Nội dung của vận đơn là cơ sở pháp lư để giải quyết mọi tranh chấp xảy ra sau này giữa người phát hành và người cầm giữ vận đơn. Vận đơn được lập thành một số bản gốc. Trờn cỏc bản gốc, người ta in hoặc đóng dấu các chữ Original. Ngoài bộ vận đơn gốc, cũn cú một số bản sao, trên đó ghi chữ Copy. Chỉ có bản gốc của B/L mới có chức năng nêu trên, cũn cỏc bản sao không có giá trị pháp lư như bản gốc, chúng chỉ dùng trong các trường hợp: thông báo giao hàng, kiểm tra hàng hóa, thống kê hải quan .v.v
     
Đang tải...