Luận Văn Vấn đề xây dựng và bảo vệ thương hiệu đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 19/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Có một thay đổi lớn xảy ra trong thị trường hàng hoá trong 2 thập kỷ gần đây mà rất nhiều người bỏ qua. Đó là sự gia tăng của "dân chủ tiêu dùng" . Sở dĩ có được điều này là do sự phát triển của rất nhiều yếu tố, đặc biệt là công nghệ và toàn cầu hoá. Do đó người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn bao giờ hết. Phải mất một thời gian khá dài các doanh nghiệp Việt Nam như chợt bừng tỉnh với việc nhận thức rằng có một yếu tố khác nữa ngoài yếu tố chất lượng, giá cả tham gia vào chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó chính là thương hiệu của sản phẩm .
    Sản phẩm là những gì được sản xuất ra trong nhà máy nhưng thương hiệu là những gì khách hàng mua. Sản phẩm có thể bị bắt chước bởi các đối thủ cạnh tranh nhưng thương hiệu là tài sản của riêng công ty. Sản phẩm có thể nhanh chóng bị lạc hậu, nhưng thương hiệu nếu thành công sẽ không bao giờ bị lạc hậu. Thương hiệu chính là một bộ phận cấu thành của sản phẩm. Nó càng được khẳng định thì uy tín của sản phẩm đối với người tiêu dùng càng tăng, khả năng tiêu thụ của sản phẩm càng lớn. Vì vậy để có thể xây dựng và bảo vệ để thương hiệu có thể đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh việc phát triển thương hiệu.
    Với hơn 90% các doanh nghiệp là vừa và nhỏ, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước một thách thức lớn trong việc đầu tư phát triển thương hiệu, hơn nữa các doanh nghiệp cũng đang phải đối diện với thách thức mới đó là sự cạnh tranh khốc liệt của các thương hiệu nước ngoài, vấn đề hàng giả hàng nhái đang tồn tại một cách tràn lan Vì vậy, vấn đề xây dựng và bảo vệ thương hiệu đang là mối quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Từ thực trạng đó mà xây dựng thương hiệu đang là mối quan tâm hàng đầu trong các doanh nghiệp. Thương hiệu cũng đang là mối quan tâm lớn của chính phủ trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Do đó, hơn lúc nào hết những hiểu biết sâu sắc về thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu là cấp thiết như hiện nay. Chính vì lí do này em đã chọn đề tài: “ Vấn đề xây dựng và bảo vệ thương hiệu đối với các doanh nghiệp Việt Nam” cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
    Mục đích của đề tài là làm nổi bật tầm quan trọng của vấn đề xây dựng và bảo vệ của các doanh nghiệp Việt Nam. Thông qua phân tích thực trạng xây dựng và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam, khoá luận đưa ra một số định hướng và giải pháp cho việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam
    Để đạt được mục đích nêu trên, em có sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, thống kê
    Ngoài phần “lời mở đầu”, “kết luận” và “tài liệu tham khảo”, khoá luận này được chia thành 3 chương chính như sau:
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thương hiệu.
    Chương 2: Trực trạng xây dựng và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam.
    Chương 3: Các giải pháp cho việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam.
    Qua đây em cũng xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới cô giáo- tiến sỹ Nguyễn Thị Việt Hoa. Người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện khoá luận.

    MỤC LỤC
    Lời nói đầu. 1
    Chương 1. 3
    NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THƯƠNG HIỆU 3
    I. Khái niệm, nội dung, vai trò, bản chất thương hiệu. 3
    1. Khái niệm thương hiệu . 3
    2. Nội dung thương hiệu. 4
    3. Bản chất của thương hiệu. 8
    3.1 Thương hiệu là dấu hiệu nhận biết sản phẩm dịch vụ. 8
    3.2. Thương hiệu là sự đảm bảo lợi ích của cả khách hàng và doanh nghiệp. 8
    4. Vai trò thương hiệu. 9
    4.1 Lợi ích của thương hiệu với doanh nghiệp. 9
    4.2 Lợi ích của thương hiệu với người tiêu dùng. 10
    II. Giá trị của thương hiệu. 12
    1. Khái niệm giá trị thương hiệu ( tài sản thương hiệu). 12
    2. Các yếu tố hình thành nên giá trị thương hiệu ( Hình 1) 12
    III. Sự cần thiết phải xây dựng và bảo vệ thương hiệu. 15
    Chương 2. 18
    THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 18
    I. Hành lang pháp lý liên quan đến vấn đề xây dựng và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam 18
    1. Các công ước quốc tế liên quan đến vấn đề thương hiệu. 18
    1.1. Công ước Paris về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. 18
    1.2. Thoả ước Madrid về Đăng ký nhãn hiệu quốc tế. 22
    1.3. Hiệp định Quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). 23
    2. Hệ thống luật áp dụng trong nước. 24
    2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành. 24
    2.2. Một số nội dung cụ thể của các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về vấn đề thương hiệu. 25
    II. Đánh giá quá trình xây dựng và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam 28
    1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam. 28
    1.1 Những thuận lợi . 28
    1.2 Những khó khăn trong quá trình xây dựng và bảo vệ thương hiệu. 31
    2. Thực trạng xây dựng và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam 35
    2.1 Tình hình xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam. 35
    2.2 Hiện tượng xâm phạm thương hiệu. 43
    2.3 Tình hình bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam 53
    3. Đánh giá quá trình xây dựng và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam 56
    3.1 Những thành tựu đạt được. 56
    3.2 Những hạn chế và nguyên nhân. 65
    Chương 3. 72
    CÁC GIẢI PHÁP CHO VIỆC XÂY DỰNG 72
    VÀ BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. 72
    I. Định hướng cho việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam. 72
    1. Định vị thương hiệu. 72
    2. Gắn kết thương hiệu doanh nghiệp với thương hiệu quốc gia. 73
    3. Xây dựng thương hiệu quốc gia hướng vào chất lượng; đổi mới, sáng tạo và năng lực lãnh đạo. 74
    II. Giải pháp cho việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam 76
    1. Về phía doanh nghiệp. 76
    1.1. Nâng cao nhận thức về thương hiệu. 76
    1.2. Phát triển tính sáng tạo trong việc tạo dựng thương hiệu. 77
    1.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm. 79
    1.4. Tuyên truyền quảng cáo. 80
    1.5. Ký hợp đồng phân phối độc quyền. 83
    1.6. Lập công ty con, chi nhánh, đại lý ở nước ngoài. 85
    2. Về phía chính phủ. 86
    2.1. Tiến hành hỗ trợ các doanh nghiệp về vấn đề thông tin, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại. 86
    2.2. Quy định việc ghi nhãn mác đối với hàng hoá. 88
    Kết luận. 90
    Tài liệu tham khảo. 91
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...