Thạc Sĩ Vấn đề xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vấn đề xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay
    Định dạng file word
    8. Kết cấu của luận văn


    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
    gồm 2 chương, 4 tiết.


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thanh niên - sinh viên là một lực lượng đông đảo trong xã hội, là nguồn lực quan
    trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh
    đã chỉ rõ: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa
    xuân của xã hội". Nếu không có thế hệ trẻ, sẽ không có sự phát triển nối tiếp lịch sử của
    mỗi quốc gia, dân tộc, cũng như không có sự phát triển của nhân loại. Chính vì vậy,
    trong các thời kỳ cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng công tác đào tạo,
    bồi dưỡng thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên cả về trình độ học vấn, chuyên môn đến lý
    tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị v.v để sinh viên trở thành người chủ tương lai của
    dân tộc vừa “hồng” vừa “chuyên”, là lớp người xứng đáng kế tục sự nghiệp cách mạng
    của Đảng, của dân tộc vì mục tiêu “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.
    Từ năm 1986, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới, xoá bỏ chế độ bao cấp và
    chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước tham gia vào
    quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức
    đối với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Bên cạnh mặt tích cực, quá trình toàn
    cầu hoá cũng bộc lộ không ít hạn chế, mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội, tác
    động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực đạo
    đức.
    Sinh viên là một tầng lớp xã hội “đặc thù”, năng động, sáng tạo trong học tập, có ý
    chí vươn lên, thích tìm tòi cái mới và dễ thích nghi với cái mới v.v. nhưng do kinh
    nghiệm và vốn sống còn hạn chế, sự trải nghiệm chưa nhiều nên sinh viên cũng dễ bị
    ảnh hưởng từ mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, từ những phức tạp của xu thế toàn cầu
    hoá.
    Thực tế cho thấy, bên cạnh đại bộ phận sinh viên say mê trong học tập, chịu khó
    trong trau dồi, rèn luyện đạo đức, phẩm chất nhân cách để trở thành những chủ nhân
    tương lai của đất nước, vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên sống thực dụng, xa
    hoa, lãng phí, thậm chí có lối sống “thác loạn”, xa rời truyền thống đạo lý của dân tộc
    Tại đại hội X, Đảng ta chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự
    gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ” [17, tr.172 - 173]
    Để khắc phục sự suy thoái về đạo đức trong một bộ phận sinh viên, để không
    ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, bồi dưỡng thế giới quan, nhân sinh quan
    cộng sản cho sinh viên, đào tạo các thế hệ sinh viên Việt Nam kế tục và phát huy
    nguyên khí quốc gia, lực lượng bổ sung quan trọng cho đội ngũ trí thức trong tương lai,
    nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
    đất nước, thì “Vấn đề xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh
    toàn cầu hoá hiện nay” càng trở nên cấp thiết.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Trong thời gian qua đã có nhiều công trình, bài viết, nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu
    về công tác giáo dục đạo đức, lối sống và lý tưởng cách mạng cho thanh niên - sinh viên
    trong bối cảnh toàn cầu hoá. Tiêu biểu là một số công trình sau đây:

    -

    Nhóm các đề tài và luận văn viết về đạo đức thanh niên - sinh viên, có:

    +“Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong điều kiện mới”, Báo
    cáo khoa học của Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (1996-1997).
    + Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Huyên (2002): “Giá trị truyền thống trước
    thử thách toàn cầu hoá” Nxb Chính trị Quốc gia.
    + “Đạo đức sinh viên trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định
    hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - thực trạng, vấn đề và giải pháp”, đề tài cấp Đại
    học Quốc Gia Hà Nội (năm 2003).
    + “Giáo dục ý thức đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay” của TS Võ Minh
    Tuấn (2003).
    + “Xây dựng lối sống có văn hoá của thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh trong
    công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa", Luận án TS của Đặng Thành
    Quang (2005).
    + “Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay”, Kỷ
    yếu hội thảo của Đảng uỷ khối cơ quan Trung ương về công tác tư tưởng (2005); “Xây
    dựng bản lĩnh thanh niên hiện nay” do TS Hồ Bá Thâm (chủ biên) (2006).

    Chương 1
    TẦM QUAN TRỌNG VÀ NỘI DUNG, YÊU CẦU CỦA VIỆC
    XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
    TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY


    1.1.


    ĐẠO ĐỨC MỚI VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG

    ĐẠO ĐỨC MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU
    HOÁ
    1.1.1. Khái niệm đạo đức và đạo đức mới
    - Khái niệm đạo đức (Morality)
    Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm trong lịch sử loài người
    và ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển, tiến bộ của xã hội. Vì vậy,
    trong suốt quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, vấn đề đạo đức luôn luôn được xã hội
    quan tâm, đặc biệt là các nhà triết học.
    Cho đến hiện nay bàn về đạo đức có nhiều hệ thống lý thuyết tiêu biểu, tiếp cận đạo
    đức theo các khuynh hướng khác nhau.
    Một là, khuynh hướng tiếp cận đạo đức của chủ nghĩa duy tâm khách quan và của
    các nhà thần học. Các nhà triết học duy tâm khách quan Platôn và Hêghen lấy “ý niệm”
    hoặc “ý niệm tuyệt đối” để lý giải nguồn gốc và bản chất đạo đức. Còn các nhà thần học
    cho đạo đức có nguồn gốc từ thần thánh, con người và xã hội chẳng qua chỉ là những
    hình thái biểu hiện cụ thể khác của đấng thần linh và những chuẩn mực đạo đức do thần
    thánh tạo ra để giáo dục con người.
    Hai là, khuynh hướng tiếp cận đạo đức của chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Họ coi đạo
    đức như là năng lực “tiên thiên” của lý trí con người. Ý chí đạo đức hay “thiện ý” theo
    cách gọi của I.Kantơ: là một năng lực có tính nhất thành, bất biến, có trước kinh
    nghiệm, nghĩa là có trước và độc lập với những hoạt động mang tính xã hội của con
    người.
    Ba là, các khuynh hướng tiếp cận đạo đức của chủ nghĩa duy vật. Họ đã nhìn thấy
    đạo đức trong quan hệ của con người, nhưng con người chỉ là một thực thể trừu tượng,
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2004), Tài liệu nghiên cứu kết luận Hội nghị
    lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nxb Chính trị quốc
    gia, Hà Nội.

    2.

    Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2005), Tư tưởng Hồ chí Minh về đạo đức,

    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    3. Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Huyên (2002), Giá trị truyền thống vì mục tiêu
    phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    4. Đào Trọng Dung (2006), “Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng tạo nguồn phát triển
    Đảng viên trong thanh niên”, Xây dựng Đảng, (số 3).
    5. Ngô Văn Điểm (2004), Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
    Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.

    9.Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai ban Chấp hành Trung
    ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung
    ương Đảng khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp Trung ương
    Đảng khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Tìm hiểu một số khái niệm trong văn kiện đại hội
    IX của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...