Tiểu Luận Vấn đề xã hội hoá thi hành án dân sự ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Thi hành án dân sự có một ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án nói riêng và trong hoạt động tư pháp nói chung. Bản án, quyết định của tòa án chỉ là những phán quyết trên giấy nếu nó không được thực thi trên thực tế. Hoạt động thi hành án nói chung và thi hành án dân sự nói riêng có hiệu quả sẽ góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân, góp phần củng cố bộ máy nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thi hành án dân sự đã bộc lộ nhiều tồn tại, bất cập cần được khắc phục. Việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án đã được đặt ra trong thời gian qua. Hiện nay một số giải pháp cũng đang tiếp tục được triển khai thực hiện tuy nhiên các giải pháp đó còn mang tính chất đơn lẻ, tình thế, thiếu đồng bộ nên chưa giải quyết triệt để những tồn tại trong hoạt động thi hành án dân sự.
    Trong thi hành án dân sự quan hệ giữa các bên mang đậm tính dân sự, theo đó các bên có quyền định đoạt, thỏa thuận để thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo phán quyết của tòa án, nhà nước không cần thiết can thiệp trực tiếp hay thực hiện thay các bên trong quan hệ đó. Tuy nhiên hoạt động thi hành án hiện đang do Nhà nước, trực tiếp là cơ quan thi hành án đảm nhận. Điều đó phần nào phá vỡ tính chủ động cũng như trách nhiệm của các bên trong thi hành án góp phần gây nên tình trạng quá tải, sự cồng kềnh của bộ máy nhà nước. Cơ chế tổ chức và hoạt động đó lại càng không phù hợp khi Nhà nước ta đang thực hiện xã hội hóa mạnh mẽ một số lĩnh vực hoạt động của cơ quan nhà nước dặc biệt là các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế, dân sự Vì vậy xã hội hóa thi hành án dân sự là giải pháp cần thiết, vừa có tính lâu dài, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, vừa giải quyết những vướng mắc trước mắt hiện nay trong công tác này. Trong giới hạn bài viết, sau đây em xin trình bày những hiểu biết của em về “Vấn đề xã hội hoá thi hành án dân sự ở Việt Nam”.




    KẾT BÀI
    Thi hành án dân sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án song đây là hoạt động phức tạp và có đặc thù riêng. Thời gian qua hoạt động thi hành án đã có những chuyển biến và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên sự nghiệp đổi mới và chủ trương cải cách hành chính, cải cách tư pháp đòi hỏi hoạt động thi hành án dân sự cần có sự đổi mới hơn nữa nhằm tăng cường năng lực và hiệu quả công tác thi hành án dân sự, giải quyết tình trạng quá tải, ách tắc, tồn đọng hiện nay trong hoạt động này.
    Xã hội hóa hoạt động Nhà nước nói chung và thi hành án dân sự nói riêng là một chủ trương, một giải pháp đúng đắn, phù hợp với sự phát triển của đất nước. Đó cũng là đòi hỏi khách quan của đời sống kinh tế xã hội. Song xã hội hóa thi hành án dân sự không thể thực hiện một cách ồ ạt, tùy tiện mà cần được xem xét một cách cẩn trọng, tuân thủ những nguyên tắc và yêu cầu nhất định, đồng thời phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước. Trong đó tùy điều kiện cụ thể mà thực hiện một cách linh hoạt phạm vi, mức độ, nội dung của xã hội hóa thi hành án dân sự. Từ xã hội hóa ở mức độ, phạm vi hẹp đến xã hội hóa ở mức độ cao, từ xã hội hóa một vài nội dung hoạt động thi hành án dân sự đến xã hội hóa một cách toàn diện các mặt hoạt động.
    Tuy nhiên cũng như các lĩnh vực khác, việc đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự không chỉ dựa vào một giải pháp cụ thể nào mà còn bắt nguồn từ những điều kiện kinh tế xã hội cũng như các chủ trương giải pháp thuộc các lĩnh vực khác. Vì vậy xã hội hóa thi hành án dân sự cũng là một giải pháp trong rất nhiều các giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự. Chỉ trên những điều kiện tổng thể đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án mới toàn diện và bền vững.

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Giáo trình Luật thi hành án dân sự Việt Nam-Trường đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân Hà Nội 2010
    2. Luật thi hành án dân sự năm 2008
    3. Tạp chí Luật học số tháng 5 năm 2007
    4. Lê Xuân Hồng, “Một vài suy nghĩ về xã hội hóa thi hành án”, tạp chí Dân chủ và pháp luật số 6/2008
    5. Nguyễn Thanh Thùy, “Thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự”, Tạp chí kiểm sát, số 10/2008.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...