Chuyên Đề vấn đề Việc làm và thu nhập

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Việc làm và thu nhập
    - Việc làm, mối quan hệ giữa việc làm và lực lượng lao động
    Việc làm là một khái niệm được nhiều nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu. C. Mác khi phân tích quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, đã đề cập đến việc làm nhưng chưa đưa ra khái niệm cụ thể mà mới thể hiện nó trong mối quan hệ với lao động. Ông viết: "Sự tăng lên của bộ phận khả biến của tư bản, và do đó sự tăng thêm số công nhân đã có việc làm, bao giờ cũng gắn liền với những biến động mạnh mẽ và với việc sản xuất ra số nhân khẩu thừa tạm thời" [26, tr. 159].
    Việc làm là một hỡnh thức hoạt động kinh tế - xó hội. Hoạt động đó không đơn thuần là sự kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất, mà nó cũn bao gồm cả những yếu tố xó hội. Muốn sự kết hợp đó diễn ra và không ngừng phát triển, phải tạo ra được sự phù hợp cả về số lượng, chất lượng sức lao động với tư liệu sản xuất, trong một môi trường kinh tế - xó hội thuận lợi, đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra.
    Việc làm thể hiện mối quan hệ của con người với những nơi làm việc cụ thể mà ở đó lao động diễn ra, là điều kiện cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội về lao động, là hoạt động lao động của con người. Dưới góc độ kinh tế, việc làm thể hiện mối tương quan giữa các yếu tố con người và yếu tố vật chất hay giữa sức lao động và tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất vật chất.
    Có nhiều cách quan niệm khác nhau về việc làm, song xét cho cùng thực chất của việc làm là sự kết hợp sức lao động của con người với tư liệu sản xuất.
    Ở Việt Nam quan niệm về việc làm cũng có nhiều thay đổi qua các thời kỳ lịch sử. Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, người lao động được coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận, trân trọng là người làm việc trong thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể. Theo cơ chế đó, xã hội không thừa nhận việc làm ở các thành phần kinh tế khác và cũng không thừa nhận có hiện tượng thiếu việc làm, thất nghiệp
    Từ khi Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đến nay, quan niệm về việc làm đã được nhìn nhận đúng đắn và khoa học. Điều 13, Chương II Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ rõ: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm" [3, tr. 42]. Với khái niệm này, các hoạt động lao động được xác định là việc làm, bao gồm: toàn bộ các hoạt động tạo ra của cải vật chất hoặc tinh thần không bị pháp luật cấm, được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật; tất cả những công việc tự làm mang lại lợi ích cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình, cho cộng đồng, kể cả những công việc không được trả công bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
    Như vậy, theo Bộ luật lao động của Việt Nam, thì việc làm có phạm vi rất rộng: từ những công việc được thực hiện trong các doanh nghiệp, công sở đến mọi hoạt động lao động hợp pháp như các công việc nội trợ, chăm sóc con, cháu trong gia đình đều được coi là việc làm. Quan niệm trên làm cho nội dung của việc làm được mở rộng và tạo ra khả năng to lớn giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người. Thể hiện:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...