Chuyên Đề Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm tại xã Hòa Bình huyện Bình Gia Tỉnh Lạng Sơn. Thực trang và g

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    Lý do chọn đề tài:

    Vấn đề “việc làm và giải quyết việc làm” hiện nay vẫn đang là một bài toán khó, một thách thức to lớn, một gánh nặng lớn không chỉ đối các nước kém phát triển, đang phát triển mà cả đối với các nước có nền kinh tế phát triển; luôn thu hút sự quan tâm của các cấp, các bộ, các ngành,các tổ chức, doanh nghiệp và cả xã hội.Để bảo đảm sự tồn tại và duy trì cuộc sống thì việc làm có vị trí, vai trò, ý nghĩa đặc biệt đối với người lao động.
    Công cuộc đổi mới đất nước sau hơn 25 năm đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại), đất nước có nhiều đổi thay, đời sống của nhân dân được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đã tâng lên đáng kể (năm 2010 hơn 1000USD/người/năm), uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường khu vực và quốc tế đươc nâng cao. Sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Đảng khởi sướng và lãnh đạo đã tạo niềm tin tuyệt đối của mọi tầng lớp nhân dân, nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa đã tạo nhiều việc làm cho người lao động, hàng năm vấn đề việc làm và giải quyết việc làm đã được các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân quan tâm giải quyết. Song do xuất phát điểm của nước ta thấp, vừa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và đang trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đai hóa đất nước khi khu vực và thế giới có nhiều diễn biễn phức tạp, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và cộng nghệ đang lên tới đỉnh cao, do đó vấn đề “ việc làm và giải quyết việc làm” ở Việt Nam hiện nay đang là một thực trạng; hàng năm có hơn 10% số người lao động thất nghiệp và thiếu việc làm (trong độ tuổi lao động: từ 15 đến 60 đối với nam, từ 15 đến 55 đối với nữ), vẫn còn tăng trong thời gian tới; nguyên nhân là tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm vẫn còn cao (hơn 1,3%/năm) mỗi năm có trên một triệu người đến độ tuổi lao động cần việc làm, ngoài ra còn số lao động dôi dư của các năm trước vẫn chưa giải quyết xong, hơn nữa hàng năm các doanh nghiệp còn đào thải hàng ngàn lao động do cơ cấu tổ chức và đổi mới công nghệ. Chính vì vậy mà vấn đề việc làm và giải quyết việc làm đang là một gánh nặng, một bài toán khó đối với các nhà lãnh đạo, các cấp, các ngành và các tổ chức xã hội nhằm giảm thiểu “An sinh xã hội”, “ổn định kinh tế vĩ mô”
    Tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở các thành phố là 5 - 6%; tỷ lệ lao động ở vùng nông thôn có việc chỉ mới đạt từ 70 - 80%, tỷ lệ này sẽ là rất lớn khi mang so sánh với tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm trên 1,3%. Mặc dù Đảng, Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết việc làm, nhưng đó là vấn đề nan giải, sự gia tăng dân số đã vượt quá mức tăng trưởng của nền kinh tế.
    Ở nước ta do điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội có sự khác nhau ở mỗi địa phương, do đó vấn đề “việc làm và giải quyết việc làm” ở mỗi địa phương cũng hoàn toàn khác nhau; có địa phương thì người lao động thiếu việc làm (như Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hà Giang, Lạng Sơn, .), có địa phương thì thiếu lao động (như Bắc Ninh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, .).
    Hậu quả của vấn đề “việc làm và giải quyết việc làm” gây ra cho xã hội hàng năm là không nhỏ, đồng thời kéo theo đó là còn một số hậu quả và nguy cơ khôn lường khác.
    Xã Hòa Bình, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn là một xã miền núi, vùng sâu, vùng xa; 100% người dân là dân tộc thiểu số (Nùng, Dao,Tày); điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội hết sức khắc nghiệt; trình dộ dân trí thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu (trồng lúa nước), tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm còn cao ( khoảng 3,7,0%); mặc dù tỷ lệ thất nghiệp thấp (khoảng 4%/1775 nhân khẩu) nhưng tỷ lệ thiếu việc làm lại tương đối cao (hơn 30%/1775 nhân khẩu). Do đó vấn đề “việc làm và giải quyết việc làm” đang là một bài toán nan giải, một gánh nặng lớn đang dè lên đôi vai cán bộ cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân nơi đây.
    Bản thân với tư cách là người học viên, đoàn viên thanh niên dang học tập, nghiên cứu, rèn luyện dưới mái trường Học viện Thanh thiếu nuên Việt Nam có bề dày lịch sử hơn 55 năm xây dựng và phát triển; với những kiến thức được trang bị trên ghế nhà trường, với tấm lòng nhiệt huyết và niềm khát khao được cống hiến sức trẻ, tài năng và trí tuệ góp phần làm đổi thay cho quê hương, bản làng,đất nước, dân tộc để không phụ lòng mong đợi của thầy cô, gia đình, người thân và các thế hệ cha anh đi trước.
    Với lý do trên mà em chọn đề tài: “Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm tại xã Hòa Bình huyện Bình Gia Tỉnh Lạng Sơn. Thực trang và giải pháp”, với mong muốn xin chia sẻ một phần khó khăn và đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của bản thân cùng cấp ủy chính, quyền địa phương trong vấn đề việc làm và giải quyết việc làm hiện nay.
    2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:

    2.1. Mục đích nghiên cứu

    - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cũng như nghiên cứu thực trạng công tác giải quyết việc làm ở xã Hòa Bình, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
    - Trên cơ sở đã nghiên cưu đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm ở xã Hòa Bình, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để dạt được mục đích trên chuyên đề cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

    - Nghiên cứ làm sáng tỏ quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách của nhà nước; các quan điểm, đường lối, nghị quyết của cấp ủy, chính quyền xã Hòa Bình, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn về vấn đề việc làm và giải quyết việc làm hiện nay.
    - Khảo sát thực trạng công tác giải quyết việc làm ở xã Hòa Bình, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đồng thời phân tích, đánh giá vai trò của các tổ chức trong công tác giải quyết việc làm và làm rõ nguyên nhân của thực trạng đó.
    - Đề xuất phương hướng, giải pháp và những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả vấn đề giải quyết việc làm ở xã Hòa Bình, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

    3.1. Đối tượng nghiên cứu

    Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm ở xã Hòa Bình, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
    3.2. Khách thể nghiên cứu

    - Điều kiện kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội – an ninh – quốc phòng ở xã Hòa bình, huyện bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
    - Vai trò lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý, điều hành của chính quyền xã Hòa Bình, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
    - Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và các ban ngành, đoàn thể xã Hòa Bình, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
    4. Phạm vi nghiên cứu:

    - Về thời gian: Từ 2010 đến 2011.
    - Về không gian: Địa bàn xã Hòa Bình, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
    5. Phương pháp nghiên cứu:

    - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu
    - Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
    - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
    - Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
    - Phương pháp chuyên gia
    6. Kết cấu của tiểu luận:

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục của tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 3 chương và các tiểu tiết, tiết.

    ChươngI: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động ở xã Hòa Bình, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
    Chương II: Thực trạng công tác giải quyết việc làm cho người lao động ở xã Hòa Bình, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
    ChươngIII: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vấn đề việc làm và giải quyết việc làm ở xã Hòa Bình, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới.
    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN 1
    PHẦN MỞ ĐẦU 5
    Lý do chọn đề tài: 5
    2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài: 7
    2.1. Mục đích nghiên cứu. 7
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để dạt được mục đích trên chuyên đề cần thực hiện các nhiệm vụ sau: 7
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 7
    3.1. Đối tượng nghiên cứu. 7
    3.2. Khách thể nghiên cứu. 8
    4. Phạm vi nghiên cứu: 8
    5. Phương pháp nghiên cứu: 8
    6. Kết cấu của tiểu luận: 8
    PHẦN NỘI DUNG 9
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9
    I. Cơ sở lý luận của vấn đề việc làm và giải quyết việc làm. 9
    1.1. Một số quan niệm về việc làm và giải quyết việc làm. 9
    1.1.1. Một số khái niệm liên quan vấn đề việc làm và giải quyết việc làm. 9
    1.1.2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và chính sách Nhà nước về vấn đề việc làm và giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay. 11
    1.2. Sự cần thiết (tầm quan trọng) của việc giải quyết việc làm trong giai đoạn hiện nay. 13
    1.2.1. Đối với đất nước ( Xã hội): 13
    1.2.2. Đối với địa phương: 14
    1.2.3. Đối với mỗi gia đình và bản thân người lao động. 15
    1.3. Những vấn đề cản trở đến công tác giải quyết việc làm 15
    1.3.1. nhân tố khách quan: 15
    1.3.2 Nhân tố chủ quan: 16
    II. Cơ sở thực tiễn của công tác giải quyết việc làm. 16
    2.1. Tình hình việc làm: 16
    2.2. Công tác giải quyết việc làm: 17
    2.2. kết quả đạt được: 18
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở XÃ HÒA BÌNH, HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN 19
    I. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hòa Bình, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. 19
    2.1. Vị trí địa lý. 19
    2.2. Điều kiện tự nhiên. 19
    2.3. Tình hình kinh tế, chính trị, Văn hóa - Xã hội của địa phương. 20
    2.3.1 Về kinh tế. 20
    2.3.2 Về chính trị 21
    2.3.3 Tình hình văn hóa - xã hội 22
    2.3.4 Về quốc phòng – an ninh. 23
    II. Tình hình thực tiễn của công tác giải quyết việc làm ở xã Hòa Bình, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. 24
    2.1. Tình hình thực hiện. 24
    2.2. Kết quả đạt được. 25
    2. 3. Những hạn chế. 26
    2.4 Nguyên nhân hạn chế. 27
    2.4.1 Nguyên nhân khách quan. 27
    2.4.2 Nguyên nhân chủ quan. 28
    CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở XÃ HÒA BÌNH HUYỆN BÌNH GIA TỈNH LẠNG SƠN 29
    I. Phương hướng. 29
    II. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm 29
    1. Tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng, tạo cơ chế, chính sách trong công tác giải quyết việc làm 29
    2.Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 30
    3. Thực hiện chương trình vay vốn và hỗ trợ vốn cho người lao động vối lãi suất ưu đãi. 30
    4. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho người lao động trong độ tuổi lao động. 30
    5. Phát huy vai trò của các tổ chức chính tri - xã hội 31
    6.Thực hiện tốt chương trình dân số Kế hoạch hóa gia đình nhằm ngăn chặn tỷ lệ tăng dân số cao hiện nay. Tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. 32
    III. Kiến nghị, đề xuất. 32
    1. Đối với cấp ủy và chính quyền địa xã: 32
    2. Đối với các tổ chức chính trị - xã hội: 32
    3.Đối với các tổ chức kinh tế: 32
    4. Đối với các tổ chức xã hội: 32
    5. Đối với bản thân người lao động: 32
    KẾT LUẬN 34
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35




    XEM THÊM CÁC ĐỀ TÀI TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TẠI ====>>>> ĐÂY
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...