Tiểu Luận Vấn đề về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI CỦA MAC

    I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU HỌC THUYẾT MÁC VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI:
    Hơn lúc nào hết, hiện nay việc nhận thức đúng, bảo vệ và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin đang trở thành một nhiệm vụ cấp bách.

    1. Từ khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch với chủ nghĩa Mác-Lênin càng ra sức vu cáo, xuyên tạc và bác bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin:

    Học thuyết Mac về hình thái kinh tế - xã hội là một trọng điểm lý luận thường bị công kích từ nhiều phía. Hầu hết những luận điểm phê phán đó thường là ác ý, có chủ định phủ nhận, tuyên bố chủ nghĩa Mác lạc hậu, cần phải được thay thế.
    Có quan điểm lại muốn giải thích học thuyết hình thái kinh tế - xã hội theo kiểu duy vật máy móc để chứng minh rằng làm cách mạng XHCN là sai lầm. Theo quan điểm này thì cứ để xã hội đi vào con đường tư bản chủ nghĩa rồi nhờ “quá trình lịch sử - tự nhiên” như Các Mác nói, xã hội sữ tự động chuyển sang xã hội XHCN, khỏi cần cách mạng.
    Về thực chế, quan điểm này muốn phủ định cách mạng XHCN, phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin.

    2. Ở nước ta, thực tiễn lịch sử của chặng đường 15 năm qia đang đặt ra nhiều vấn đề cần được làm sáng tỏ về mặt lý luận:

    Trong khi chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô bị sụp đổ kẻ thù bao vây cấm vận nhiều năm liền, các thế lực thù địch phản động khác không ngừng tấn công chế độ ta bằng đủ mọi cách, vậy mà sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo lại đạt được những thắng lợi hết sức có ý nghĩa. Cần phải cắt nghĩa điều này từ những quan điểm nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
    Mặc dù thắng lợi của sự nghiệp đổi mới là rất to lớn, song có quan điểm vẫn cho rằng con đường XHCN mà nước ta đã lựa chọn là “trái với quá trình lịch sử - tự nhiên”, nó không có khả năng thực hiện, nhất là trong điều kiện hệ thống XHCN đã không còn tồn tại?
    Nền kinh tế mở, sự tác động hai mặt của cơ chế thị trường, sự can thiệp của “diễn biến hoà bình” của các lực lượng thù địch . luôn đặt ra vấn đề về khả năng có thể đi chệch định hướng XHCN.
    Nắm vững chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội nói riêng sẽ là cơ sở quan trọng nhất để góp phần giải quyết những vấn đề do thực tiễn của cách mạng nước ta đang đặt ra như trên.

    II. HỌC THUYẾT MÁC VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ:
    1. Quan điểm thừa nhận sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội:

    Sự sản xuất xã hội là hoạt động đặc trưng riêng có của con người và của xã hội loài người. Theo Ph.Ănghen, đó là cái phân biệt “Sự khác nhau cơ bản giữa xã hội loài người và loài súc vật”. “Súc vật, nhiều lắm thì cũng chỉ biết thu lượm, trong khi đó con người biết sản xuất”.
    Sự sản xuất xã hội bao gồm sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Trong hiện thực, ba quá trình này của sản xuất không tách biệt với nhau, trong đó sản xuất vật chất giữ vai trò nền tảng, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội, và xét đến cùng thì nó quy định và quyết định toàn bọ đời sống xã hội.

    2. Quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
    Phương thức sản xuất biểu thị cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử phát triển nhất định của xã hội loài người. Phương thức sản xuất là cái mà nhờ nó người ta có thể phân biệt được sự khác nhau của những thời đại kinh tế khác nhau. Nghĩa là, mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một phương thức sản xuất đặc trưng cho nó. Dựa vào phương thức sản xuất đặc trưng của mỗi thời đại lịch sử, người ta hiểu thời đại lịch sử đó thuộc về hình thái kinh tế - xã hội nào.
    Các Mác viết: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những TLLĐ nào”.
    (Các Mác, Tư bản, Quyển I tập I NXB ST, Hà Nọi 1973, trang 388)
    Phương thức sản xuất là sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
    Lực lượng sản xuất là biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, là sự thống nhất biện chứng giữa con người với TLSX mà trước hết là với công cụ lao động.
    Trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”, Mác nêu một tư tưởng rất quan trọng về vai trò của lực lượng sản xuất trong việc thay đổi quan hệ xã hội. Mác viết: “Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với lực lượng sản xuất. Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp”. (Các Mác - Ănghen Toàn tập, NXB CTQG Hà Nội, 1995, T4, trang 187).
    Với tính cách là một thành tố của lực lượng sản xuất, con người vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là nguồn lực đặc biệt của sản xuất. V.I.Lênin viết: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” (V.I.Lênin toàn tập, T38,trang 430).
    Để có quá trình sản xuất không chỉ cần có quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, thể hiện những trình độ khác nhau của quan hệ sản xuất mà còn phải có những quan hệ khác nhau giữa người với người trong quá trình sản xuất, tức là những quan hệ sản xuất. Trong tác phẩm “Lao động làm thuê và tư bản”, Mác viết: “Trong sản xuất người ta không chỉ quan hệ với tự nhiên. Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và trao đổi hoạt động với nhau . Xã hội cổ đại, xã hội phong kiến, xã hội phong kiến đều là những tổng thể quan hệ sản xuất, như vậy mỗi tổng thể đó đồng thời là đại biểu cho một giai đoạn phát triển trong lịch sử nhân loại”. (Các Mác và Ănghen toàn tập, NXB CTQG Hà Nội, 1993, tập 6, trang 552-553).
    Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất, bao gồm: 1. Các quan hệ sở hữu đối với TLSX; 2. Các quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất; 3. Các quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động.

    Như vậy, Mác dùng một tổng thể các quan hệ sản xuất làm tiêu chuẩn để trực tiếp phân biệt những giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại, tức là trực tiếp phân biệt những hình thái khác nhau của xã hội.
    Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Sự thay thế, phát triển đi lên của lịch sử xã hội loài người từ chế độ công xã nguyên thuỷ đến chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản tương lai, trên thực tế, là do tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất.
    Các Mác viết ” Tới một giai đoạn phát triển nào đó, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội sẽ mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất có . Mà trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển từ chỗ là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành xiếng xích của các lực lượng sản xuất, khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc cách mạng xã hội” (Các Mác, Lời tự góp phần phê pháp kinh tế học chính trị, 1958, Tuyển tập gồm 6 tập, T2, NXB ST Hà Nội, 1981, trang 637-638).

    3. Quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:
    Toàn bộ những quan hệ sản xuất xã hội bao gồm những quan hệ sản xuất thống trí, tức những quan hệ sản xuất đặc trưng cho mỗi phương thức sản xuất và tất cả những quan hệ sản xuất khác tồn tại hiện thực trong mỗi phương thức sản xuất “hợp thành” cơ cấu kinh tế của xã hội. Khái niệm cơ sở hạ tầng trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của hình thái kinh tế xã hội đó.
    Toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật . cùng với những thiết chế xã hội tương ứng của chúng như Nhà nước, Đảng pháo, giáo hội, các đoàn thể xã hội . là cái được hình thành, xây dựng trên nền tảng của những cơ sở hạ tầng nhất định đó chính là kiến trúc thượng tầng.
    Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thể hiện ở chỗ, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, song KTTT có khả năng tác động trở lại vô cùng mạnh mẽ đối với CSHT. Các Mác viết: “Không thể lấy bản thân những quan hệ pháp quyền, cũng như những hình thái Nhà nước, hay lấy cái gọi là sự phát triển chung của tinh thần con người, để giải thích những quan hệ và hình thái đó, mà trái lại, phải thấy rằng những quan hệ và hình thái đó bắt nguồn từ trong những điều kiện sinh hoạt vật chất . Nếu ta không thể nhận định được về một con người mà chỉ căn cứ vào ý kiến của chính người đó đối với chính bản thân thì ta cũng không thể nhận định được một thời đại đảo lộn như thế mà chỉ căn cứ vào ý thức của thời đại ấy. Trái lại, phải giải thích ý thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có của các lực lượng sản xuất xã hội và những quan hệ sản xuất xã hội”. (Các Mác, Lời tựa góp phần phê phán kinh tế học chính trị 1859, tuyển tập gồm 6 tập, Tập 2, NXB ST Hà Nội 1981, trang 637).
    4. Định nghĩa hình thái kinh tế xã hội:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...