Luận Văn Vấn đề vận dụng và hoàn thiện chuẩn mực kế toán tài chính ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu:


    Báo cáo tài chính là sự tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính nhất định một cách có hệ thống nhằm cung cấp thông tin cần thiết, quan trọng về tình hình tài chính của doanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng thông tin có liên quan khác nhau. Trong nền kinh tế thị trường, đối tượng sử dụng thông tin kế toán không chỉ giới hạn là những người quản lý ở bên trong các doanh nghiệp hay phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước mà còn bao gồm cả các đối tượng, các thể nhân, pháp nhân bên ngoài doanh nghiệp như các nhà đầu tư, các chủ nợ, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, các đối tác kinh doanh . mỗi đối tượng sử dụng thông tin kế toán với mục đích rất khác nhau.
    Để đáp ứng kịp thời với tình hình thực tế về yêu cầu cung cấp thông tin phù hợp, đa dạng và tạo điều kiện hội nhập với hệ thống thông tin trong khu vực, trên thế giới cũng như theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, Bộ Tài chính đã ban hành mười sáu (16) chuẩn mực kế toán Việt Nam. Các chuẩn mực này được xây dựng trên nền tảng của các chuẩn mực quốc tế về kế toán có tính đến những điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù kinh tế - xã hội của Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã ban hành các thông tư hướng dẫn việc áp dụng các chuẩn mực này vào công tác kế toán. Đó là các Thông tư số 89/2002/TT - BTC ngày
    09/10/2002 hướng dẫn kế toán bốn (04) chuẩn mực kế toán và Thông tư số


    105/2003/TT -BTC ngày 04/11/2003 hướng dẫn kế toán sáu (06) chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên, để hệ thống hoá và giúp cho việc vận dụng các chuẩn mực kế toán đặc biệt là chuẩn mực kế toán về báo cáo tài chính vào thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam được dễ dàng thuận tiện và phù hợp hơn, chúng tôi xin











    đưa ra một số ý kiến cùng trao đổi thêm với các bậc thầy và các bạn về vấn đề này, với giới hạn phạm vi nghiên cứu chỉ riêng về hệ thống báo cáo tài chính trong hệ thống báo cáo kế toán của doanh nghiệp.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:


    Trên cơ sở khái quát lý luận về hệ thống chuẩn mực kế toán về báo cáo tài chính, chuẩn mực kế toán quốc tế và tìm hiểu thực trạng vận dụng chuẩn mực kế toán báo cáo tài chính áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nhằm đề ra một số ý kiến giúp việc vận dụng chuẩn mực kế toán về báo cáo tài chính được tốt hơn và đưa ra phương hướng hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính.
    3. Đối tượng nghiên cứu:


    Đối tượng nghiên cứu của đề tài, một mặt là chuẩn mực kế toán về báo cáo tài chính được ban hành ở Việt Nam, mặc khác là nghiên cứu tính hình vận dụng vào doanh nghiệp Việt Nam hiện nay để từ đó nghiên cứu và đề xuất một số ý kiến để góp phần thúc đẩy quá trình vận dụng chuẩn mực kế toán vào doanh nghiệp Việt Nam, từng bước hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính và về mặt lý luận và thực tiễn cho phù hợp với tình hình thực tế của nước ta hơn.
    4. Phương pháp nghiên cứu:


    Phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nghiên cứu các vấn đề trong mối quan hệ phổ biến và trong sự vận động, phát triển; kết hợp sử dụng đồng bộ phương pháp phân tích, phương pháp đối chiếu, so sánh và quá trình nghiên cứu được chia thành 3 bước cơ bản:
    - Bước 1: Nêu lên một cái nhìn chung về mặt lý luận về hệ thống báo cáo tài chính cũng như các chuẩn mực kế toán có liên quan đến báo cáo tài chính, các thủ tục, nguyên tắc lập báo cáo tài chính.











    - Bước 2: Nêu lên thực trạng vận dụng chuẩn mực kế toán vào báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam và những vấn đề cần bổ sung, hoàn thiện.
    - Bước 3: Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích trên, đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho việc vận dụng chuẩn mực kế toán về báo cáo tài chính vào doanh nghiệp Việt Nam được thuận tiện hơn và đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa để hệ thống báo cáo tài chính gần với tình hình thực tiễn của nước ta.
    5. Bố cục:


    Ngoài phần mở đầu và kết luận (4 trang) đề tài gồm 3 chương:


    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN “TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH”. (15 Trang)
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. (25 Trang)
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VẬN DỤNG VÀ HOÀN THIỆN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM. (27 Trang)











    CHƯƠNG 1


    TỔNG QUAN VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN “TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH”






    1.1 Vị trí của thông tin kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh:


    1.1.1 Mục đích và ý nghĩa của thông tin kế toán:


    Trong bất kỳ một nền kinh tế nào, thông tin là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến, trình độ phát triển kinh tế ngày càng cao, mức độ cạnh tranh để tồn tại, để phát triển trên thị trường càng trở nên gay gắt thì nhu cầu thông tin cũng ngày càng trở nên bức thiết.Tất cả các đơn vị, khi tiến hành hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào đều phải tiếp nhận thông tin như là một yếu tố cần thiết để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tiến hành các hoạt động đầu tư, liên doanh, hợp tác
    Có thể nói, kế toán ra đời, tồn tại và phát triển cùng với nền văn minh nhân loại là một trong những phát minh to lớn nhất và là hệ thống thông tin kinh doanh được sử dụng rộng rãi và lâu đời nhất. Nó theo dõi, phản ảnh và báo cáo hoạt động kinh doanh và các sự kiện kinh tế khác trong từng đơn vị. Hệ thống thông tin này dựa vào việc lưu giữ thông tin trên các loại sổ sách kế toán thông qua khái niệm ghi sổ kép đã có từ rất lâu cũng như các khái niệm kế toán khác hiện đại hơn như khái niệm trách nhiệm, khái niệm lợi tức Hệ thống này còn ghi chép và báo cáo các dòng vốn lưu chuyển qua doanh nghiệp dựa trên các số liệu phát sinh và đưa ra các bản báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh. Ngoài ra hệ thống này còn lập nên các dự toán về tình hình tương lai như các báo cáo tài chính dự tính và dự toán ngân sách tài chính;











    KẾT LUẬN








    Kế toán là một công cụ của quản lý kinh tế và khi nền kinh tế nước ta với tư cách là đối tượng quản lý đã có những thay đổi thì nhất thiết kế toán cũng phải được đổi mới. Báo cáo tài chính là một bộ phận chủ yếu trong hệ thống báo cáo kế toán, với một hệ thống các chỉ tiêu có mối quan hệ với nhau do Nhà nước quy định trong chuẩn mực, nó cung cấp cho người sử dụng thấy được một bức tranh toàn cảnh về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là kết quả của các công việc làm trước đó của kế toán. Do đó, chất lượng công tác kế toán có thể được đánh giá qua chất lượng của báo cáo kế toán nói chung và báo cáo tài chính nói riêng. Trong hệ thống các chuẩn mực kế toán quốc tế thì cũng đại bộ phận các chuẩn mực đều quan tâm và đề cập đến báo cáo tài chính. Tất cả sự quan tâm đến báo cáo tài chính đều nhằm làm cho nó thực sự hữu ích cho người sử dụng. Nhất là trong giai đoạn nền kinh tế nước ta đang từng bước hoà nhập với nền kinh tế và kế toán tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
    Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ mong đóng góp một phần suy nghĩ còn nhiều thiếu sót và hạn chế của mình vào một công việc còn đang dang dở mà cũng đã và đang có nhiều sự quan tâm về vấn đề làm sao đưa các chuẩn mực kế toán Việt Nam, đặc biệt là các chuẩn mực kế toán về báo cáo tài chính vào cuộc sống, về vấn đề bổ sung, thay thế hoặc sửa đổi một số nội dung trong các mẫu báo cáo tài chính hiện hành.
    Với những suy nghĩ trên, chúng tôi xin mạnh dạn nêu lên ý kiến của bản thân và thiết tha mong muốn được sự góp ý của các Thầy, các anh chị trong lĩnh vực này. Xin chân thành cảm ơn.
     
Đang tải...