Tài liệu Vấn đề tự học của sinh viên trường ĐH Luật Hà Nội – Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Đặt vấn đề
    Xã hội học tập với nền kinh tế tri thức là xu thế chung của thời đại. Xã hội học tập là xã hội mà mọi người lấy học tập là công việc thường xuyên, suốt đời, học trong nhà trường và ngoài nhà trường, chính quy hay không chính quy . như một phần không thể thiếu trong cuộc đời mình. Xã hội học tập là “ . xã hội hiếu học, có thị trường học tập với một hệ thống giáo dục linh hoạt, đa dạng trong đó mỗi người được thoả mãn tối đa các nhu cầu và động cơ học tập ”.(1)
    Để đáp ứng được yêu cầu của xã hội học
    tập đòi hỏi mỗi người nói chung và sinh viên các trường đại học nói riêng phải coi trọng vấn đề tự học. Tự học là mỗi người tham gia vào hoạt động học tập phải chủ động, tích cực, tự nguyện tổ chức tốt hoạt động học tập của mình. Coi việc học là yếu tố tự thân, phù hợp với quan điểm cơ bản của triết học, đó là quan điểm tự thân vận động. Tự học là việc sinh viên phải tự xác định rõ mục đích học tập để làm gì? Chủ động xây dựng kế hoạch học tập, sự phối kết hợp giữa những người học với nhau, xây dựng tốt quan hệ giữa người thầy và người học trong đó người học phải là trung tâm của hoạt động học tập. Người học phải là chủ thể tích cực, chủ động tốt hoạt động học tập của cá nhân, rèn luyện tốt kĩ năng tự học của bản thân nhằm chiếm lĩnh và làm chủ tri thức, đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng xã





    hội học tập với nền kinh tế tri thức hiện nay.
    Thực tế, qua nghiên cứu điều tra về khả năng tự học của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội chúng tôi thấy sinh viên chưa hình thành thói quen về kĩ năng này.
    2. Những khó khăn cơ bản về kĩ năng tự học của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội
    2.1. Khó khăn về mặt nhận thức trong kĩ năng tự học của sinh viên
    2.1.1 Kết quả chung của sinh viên năm thứ nhất và năm thứ ba về mặt nhận thức
    Chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu
    trên đối tượng là 103 sinh viên năm thứ nhất và 109 sinh viên năm thứ ba ở năm khoa chuyên ngành về những khó khăn trong nhận thức xúc cảm và kĩ năng tiến hành tự học của sinh viên được thể hiện trong các bảng sau:
    Qua Bảng 1 chúng tôi thấy nhìn chung sinh viên nhận thức khó khăn lớn nhất với sinh viên là việc “Tự kiểm tra, đánh giá theo từng nội dung và thang đánh giá đã được xác định” (điểm trung bình - ĐTB = 2.11, xếp thứ bậc 1/6). Kết quả điều tra này là phù hợp với thực tiễn bởi sinh viên cũng chưa bao giờ được tham gia vào công việc này. Đây cũng là tình trạng chung của sinh viên các trường đại học trong đó có Trường Đại học Luật Hà Nội.




    * Giảng viên Khoa luật hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội



    Bảng 1: Khó khăn về mặt nhận thức trong quá trình tự học của sinh viên






    STT


    Các kĩ năng nghiê n cứu khoa học Năm thứ nhất
    (103 sinh viên) Năm thứ ba
    (109 sinh viên) Chung
    (212 sinh viên)
    ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB
    1 Tự giác, tích cực hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập
    1.42
    0.53
    6
    1.42
    0.51
    6
    1.42
    0.52
    6
    2 Phân bố thời gian cân đối giữa học tập và các hoạt động khác
    1.64
    0.59
    5
    1.58
    0.63
    5
    1.61
    0.61
    5
    3 Phân bố thời gian cho từng nội dung tự học một cách hợp lí
    1.87
    0.57
    3
    1.68
    0.65
    3
    1.77
    0.62
    3
    4 Ưu tiên hợp lí về thời gian cho từng nội dung học cụ thể
    1.67
    0.58
    4
    1.59
    0.61
    4
    1.63
    0.60
    4
    5 Tự kiểm tra đánh giá theo từng nội dung và thang đánh giá đã được xác định
    2.12
    0.66
    1
    2.10
    0.62
    1
    2.11
    0.64
    1
    6 Tự điều chỉnh, bổ sung các nội dung kiến thức sau khi tự kiểm tra đánh giá
    2.00
    0.64
    2
    2.02
    0.65
    2
    2.01
    0.65
    2


    Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình, ĐLC: Độ lệch chuẩn, TB: Thứ bậc



    Phân tích kết quả khảo sát cũng cho thấy: có 33 sinh viên (chiếm 15,6%) biết rõ,
    123 sinh viên (chiếm 58%) có biết và 56
    sinh viên (chiếm 26,4%) không biết “Tự kiểm tra đánh giá theo từng nội dung và thang đánh giá đã được xác định”. Thực trạng này cho thấy đa phần sinh viên không biết hoặc biết rất ít công việc “Tự kiểm tra đánh giá theo từng nội dung và thang đánh giá đã được xác định”. Các em nhìn chung không được nhà trường, phòng chức năng cũng như các giảng viên quan tâm, tổ chức thường xuyên công việc này và điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên.
    Tiếp theo là kĩ năng “Tự điều chỉnh, bổ sung các nội dung kiến thức sau khi tự kiểm

    tra đánh giá” (ĐTB = 2.01, xếp thứ bậc 2/6). Kết quả này cũng cho thấy rõ nếu sinh viên không được thực hiện đầy đủ kĩ năng “Tự kiểm tra, đánh giá theo từng nội dung và thang đánh giá đã được xác định” thì kĩ năng này cũng không được sinh viên tham gia thường xuyên.
    Qua kết quả khảo sát, chúng tôi thấy một
    số các kĩ năng tự học được sinh viên nhận thức ít, khó khăn hơn như kĩ năng “Tự giác, tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập”, “Phân bổ thời gian cân đối giữa học tập và các hoạt động khác”.
    Thực trạng khảo sát trên cho thấy sinh
    viên sinh viên đã thấy rõ trách nhiệm của mình, chủ động hơn trong việc học tập và



    nhà trường, giảng viên cần phải tạo điều kiện cho sinh viên phát huy hết tính năng động sáng tạo của mình bằng việc tổ chức các diễn đàn học tập, tham gia các buổi diễn án, trao đổi các phương pháp học tập .
    Tiếp theo là kĩ năng “Phân bổ thời gian
    cân đối giữa học tập và các hoạt động khác” (ĐTB = 1.61, xếp thứ bậc 5/6) trong đó có 79 sinh viên (chiếm 45,8%) biết rõ, 101 sinh viên (chiếm 47,6%) có biết và 14 sinh viên (chiếm 6,6%) không biết. Thực trạng trên cho thấy nhìn chung sinh viên đã biết tự giác, tích cực học tập thì đều biết sắp xếp, cân đối thời gian học tập và các hoạt động khác. Tuy nhiên, cũng còn một số sinh viên xa rời việc học tập, chưa chủ động sắp xếp thời gian giữa việc học và tham gia các hoạt động khác dẫn tới kết quả học tập không



    tốt. Thực trạng này đòi hỏi các phòng chức năng (Phòng đào tạo, Phòng công tác sinh viên) phải phối hợp với ban chủ nhiệm các khoa kịp thời phát hiện để giúp đỡ và uốn nắn sinh viên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...