Chuyên Đề Vấn đề tôn giáo và việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo trên địa bàn Huyện Hoà Vang - Thành ph

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    ​Tôn giáo và sự ra đời của tôn giáo đã có từ hàng ngàn năm nay, trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, đời sống, phong tục tập quán của nhiều dân tộc, và nhiều quốc gia trên thế giới.
    Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường XHCN hay không phần lớn thuộc vào sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có đồng bào có đạo. Đây chính là một trong những nhân tố quyết định sự thắng lợi của Cách mạng Việt Nam.


    Nước ta là một quốc gia đa tôn giáo, có tôn giáo xuất hiện trong nước, và có tôn giáo du nhập từ nước ngoài vào các tôn giáo phần lớn mang màu sắc dân tộc, hoà nhập vào cộng đồng và phong tục tập quán của địa phương, đặc biệt là tục thờ cúng tổ tiên, và có sự đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau.
    Tín đồ các tôn giáo tuyệt đại đa số là nhân dân lao động (chiếm 1/3 dân số) nên có tinh thần yêu nước, có ý thức gắn bó cùng dân tộc, dễ gần và đi theo cách mạng, nhiều chức sắc đã tích cực cùng khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần đấu tranh giành độc lập tự do của dân tộc, cũng như trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN.


    Tuy nhiên, trong từng thời kỳ lịch sử, có lúc, có nơi do nhiều nguyên nhân và sự tác động nhiều mặt của tình hình thế giới, cũng như chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch . càng làm cho các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng trở nên đa dạng và phức tạp hơn, có một số ít tôn giáo đã bị kẻ xấu lôi kéo, kích động đi ngược lại lợi ích của dân tộc và tổ quốc, cũng như lợi ích của đại đa số tín đồ.


    Gần đây, công cuộc đổi mới đất nước một cách toàn diện, công tác tôn giáo cũng từng bước được đổi mới, nhất là một khi có Nghị quyết 24 (ngày 16/10/1990) của Bộ Chính trị và Nghị định 69 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về hoạt động tôn giáo . Đồng bào và chức sắc tôn giáo phấn khởi tín tưởng vào sự nghiệp đổi mới, vào chế độ XHCN sống “tốt đời đẹp đạo” góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, công tác tôn giáo giúp các Giáo hội hoạt động và tiến hành các sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng luật pháp Nhà nước, ngăn ngừa được kẻ xấu lợi dụng hoạt động tôn giáo để gây rối, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Tăng cường công tác vận động tôn giáo, xoá bỏ mặc cảm, thành kiến, khắc phục nhận thức thiện cảm đối với tôn giáo, thực hiện đoàn kết tôn giáo, đoàn kết toàn dân là nội dung quan trọng trong công tác dân vận hiện nay, hơn nữa nội dung cốt lõi của công tác vận động tôn giáo là công tác vận động quần chúng của Đảng hiệnnay, điều này có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.


    Do vậy, việc nghiên cứu, học tập tìm hiểu và nắm vững những quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối và chính sách của đảng, Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo để vận dụng vào thực tiểntong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo một cách đúng đắn đã trở thành vấn đề có ý nghĩa cấp thiết trong giai đoạn cách mạng hiện nay.


    Hoà Vang là một trong những địa phương của Thành phố Đà Nẵng có nhiều tôn giáo, trải qua các giai đoạn cách mạng, các tôn giáo ở địa bàn Huyện . đặc biệt là Phật giáo đã có công lớn đóng góp tích cực cho phong trào đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc khỏi những áp bức bóc lột của thực dân Pháp, đế quỗ Mỹ và trong chế độ Mỹ -Ngụy. Tín ngưỡng tôn giáo đang có những tác động mạnh mẽ đến sự hình thành nhân cách của một bộ phận không nhỏ trong đời sống nhân dân hiện nay.


    Nhận thức vai trò, vị trí của công tác vận động quần chúng trong sự nghiệp đổi mới trên quê hương Hoà Vang trong những năm qua, công tác vận động tôn giáo đã được Đảng, Nhà nước và Mặt trận ngày cành được chú trọng hơn. Song kết quả vận động tôn giáo còn nhiều hạn chế so với yêu cầu đặt ra.


    Xuất phát từ tình hình việc chọn đề tài : “Vấn đề tôn giáo và việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo trên địa bàn Huyện Hoà Vang - Thành phố Đà Nẵng” là việc làm cần thiết nhằm xem xét nguồn gốc, bản chất, tính chất chức năng của tôn giáo, từ đó đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, quản lý, công tác vận động tôn giáo, vận động đồng bào có đạo trong việc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo.


    Đồng thời tim ra những giải pháp để giải quyết tốt các vụ việc xảy ra có liên quan đến vấn đề tôn giáo, góp phần đảm bảo cho việc phát triển kinh tế xã hội ở Huyện Hoà Vang - Thành phố Đà Nẵng. Đây cũng là lý do để tôi chọn vấn đề ton giáo làm tiểu luận tốt nghiệp trong quá trình học tập và nghiên cứu lý luận tại Phân Viện Đà Nẵng.


    Với yêu cầu và nhiệm vụ trên, tiếu luận được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo, đồng thời có sự chọn lọc một số báo cáo tổng kết của các ban ngành, đoàn thể, Mặt trận và tình hình khảo sát thực tế có liên quan đến công tác tôn giáo thời gian qua tại Hoà Vang.


    Phạm vi của tiểu luận tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị và mục đích của đề tài nên chúng không có tham vọng nghiên cứu một cách toàn diện các hoạt động của tôn giáo trên các phương diện đời sống xã hội mà chỉ nhằm xây dựng được những nhận thức đúng đắn về công tác vận động tôn giáo trong tình hình mới, để phát huy những tích cực trong công tác này, nắm bắt được những nội dung, những nhu cầu chính đáng của đồng bào có đạo, tìm ra những giải pháp có điều kiện tập họp họ vào các tổ chức hoạt động xã hội có hiệu quả hơn.


    Xuất phát từ mục tiêu nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài dưới gốc độ của bộ môn CNXH khoa học về vấn đề tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo với các vấn đề cần giải quyết sau :
    - Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tôn giáo, và công tác tôn giáo.
    - Đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách tôn giáo.
    - Những giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả vận động tôn giáo đối với hệ thống chính trị.

    MỤC LỤC
    Trang
    Lời nói đầu
    CHƯƠNG I: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tôn giáo và công tác tôn giáo
    1. Những vấn đề chung
    2. Tình hình chung của tôn giáo ở Hoà Vang
    CHƯƠNG II: Các giải pháp để thực hiện chính sách đối với tôn giáo ở Huyện Hoà Vang - Đà Nẵng
    1. Các tôn giáo cụ thể
    2. Những biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả vận động tôn giáo đối với hệ thống chính trị
    Kết luận
    Danh mục tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...