Luận Văn Vấn đề tôn giáo và đạo đức trong triết học của Ludwig Feuerbach

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    A. PHẦN MỞ ĐẦU 2
    B. PHẦN NỘI DUNG 3
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
    1.1 Khái quát triết học cổ điển Đức. 3
    1.1.1 Hoàn cảnh ra đời 3
    1.1.2 Các nhà triết học tiêu biểu. 4
    1.1.2.1. Immanuel Kant 5
    1.1.2.2. George Wilhelm Friedrich Hegel 4
    1.1.2.3. Johann Gottlieb Fichte. 6
    1.1.2.4. Ludwig von Andreas Feuerbach. 6
    1.2. Quan điểm chung về đạo đức và tôn giáo. 9
    1.2.1. Đạo đức là gì 9
    1.2.2 Tôn giáo là gì 10
    1.2.3. Sơ lược các quan điểm về đạo đức và tôn giáo. 10
    1.2.3.1 Quan niệm về đạo đức. 10
    1.2.3.2 Quan điểm về tôn giáo. 11
    Chương 2: QUAN ĐIỂM VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ TÔN GIÁO TRONG TRIẾT HỌC CỦA LUDWIG FEUERBACH 12
    2.1 Quan điểm của Ludwig Feuerbach về đạo đức. 12
    2.1.1 Tính quy luật của đạo đức. 12
    2.1.2 Về tự do và tất yếu. 13
    2.1.3 Vấn đề khát vọng hạnh phúc. 13
    2.2 Quan điểm tôn giáo. 18
    2.3 Thành tựu và hạn chế trong Triết học Feuerbach. 24
    2.3.1 Thành tựu. 24
    2.3.2 Hạn chế. 24
    2.4 Đóng góp vào cuộc sống. 24
    Chương 3: Kết luận. 25
    Tài liệu tham khảo. 26
    A. PHẦN MỞ ĐẦUTriết học là là sản phẩm tinh thần của hiện thực và thời đại, là nền tảng hình thành và phát triển của xã hội loài người. Triết học được xem như là gốc rễ của ngành khoa học. Triết học phát triển từ thấp đến cao, giống như một cây cổ thụ từ lúc nảy mầm, phát triển đến khi trưởng thành.
    Dưới tán cây cổ thụ triết học lịch sử có biết bao bông hoa nở rộ, mỗi một bông hoa mang một gam màu làm tươi đẹp cuộc sống của chúng ta, giúp khai sáng tri thức của nhân loại. Trong số những bông hoa ấy, Ludwig Feuerbach nổi lên như đại biểu cuối cùng của triết học cổ điển Đức. Và ông đã mang đến vinh quang cho toàn bộ nền triết học tư sản cổ điển. Feuerbach là nhà triết học duy vật duy nhất một mình chống lại hệ thống triết học duy tâm của triết học tư bản cổ điển Đức. Triết học của ông chất chứa đầy tính duy vật khả tri và nhân bản, nó là cội nguồn tư tưởng của triết học Mác .
    Đặc biệt trong quan điểm triết học của Feuerbach thì vấn đề về tôn giáo và con người chiếm vị trí chủ đạo. Hơn nữa, vấn đề con người của ông thể hiện tính nhân bản cao, ông đề ra các nguyên tắc và chuẩn mực hành vi của con người trong xã hội – đạo đức. Đây là những khía cạnh rất quan trọng trong đời sống xã hội, nó đã và đang chi phối mạnh mẽ đến hành vi của mỗi con người. Và Feuerbach chính là một trong những người đặt nền tảng đầu tiên và sâu sắc trong vấn đề này. Vì vậy, nhóm 7 đã chọn lựa đề tài này nhằm đem đến một cái nhìn rõ hơn về quan điểm của Feuerbach về bản chất của tôn giáo và đạo đức.
    Về phương pháp nghiên cứu bài viết này dùng phương pháp mô tả, phân tích dựa trên các tài liệu sẵn có. Đây chỉ là một bài khảo cứu chuyên ngành nên bài viết chỉ giới hạn trong những điểm cơ bản nhất về quan điểm đạo đức và tôn giáo trong Triết học Feuerbach. Tuy nhiên, với những giới hạn nhất định và khả năng nghiên cứu có hạn nên bài tiểu luận không tránh khỏi một số thiếu sót, rất mong được những lời góp ý chân thành của Thầy và bạn đọc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...