Tiểu Luận Vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 10/5/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong đời sống tinh thần của con người tôn giáo luôn đóng một vai trò nhất định. Cùng với tiến trình phát triển của lịch sử loài người, tôn giáo ra đời và trở thành một hiện tượng xã hội. Có nhiều tôn giáo khác nhau trên thế giới nhưng nhìn chung mọi tôn giáo đều hướng tới con người với những giá trị tốt đẹp. Chủ nghĩa cộng sản không phủ nhận tuyệt đối tôn giáo mà dung hòa tôn giáo trong đời sống, chính trị, xã hội để phát triển. Ở nước ta cũng vậy, tôn giáo đóng vai trò nhất định trong đời sống tinh thần. Nhìn chung mọi giáo lý của các tôn giáo đều chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Những chiết lý ấy giúp cho con người sống với nhau gần gũi hơn, có trách nhiệm hơn với bản thân, cộng đồng, với sự phát triển chung của toàn xã hội. Tôn giáo là sự tự do tin ngưỡng của mỗi công dân. Vì vậy trong định hướng trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng vai trò của các tôn giáo. Mặt khác ở Việt Nam trong lịch sử, tôn giáo đã bị lợi dụng để phục vụ cho mục đích chính trị, và ngày nay vẫn còn tồn tại những kẻ lợi dụng tôn giáo để chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa của ta. Chính vì thế mà mỗi người dân cần xác định rõ tư tưởng tự do tín ngưỡng phải đi đôi với chấp hành pháp luật của Đảng và nhà nước. Đó cũng là lý do chúng em quyết định chon đề tài “ Vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng xã hội chủ nghỉa ở Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu, để trước hết mỗi thành viên trong nhóm sẽ có những hiểu biêt nhất định về các tôn giáo ở Việt Nam. Đồng thời xác định rõ cách nhìn nhận , lựa chọn tín ngưỡng góp phần vào sự phát triển chung của xã hội.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội ra đời và biến đổi theo sự biến động của hoàn cảnh lịch sử xã hội. Cũng từ đó, chúng ta còn biết một cách khái quát rằng, tôn giáo còn tồn tại trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vậy, trong quá trình xây dựng đó, tôn giáo còn tồn tại là do những nguyên nhân cụ thể gì?
    Mặt khác, ở nước ta hiện nay tôn giáo đang có xu hướng phát triển, trước tình hình đó, để góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, cần phải thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng về vấn đề tôn giáo như thế nào? Trên đây chính là những mục đích mà nhóm chúng em muốn hướng tới khi nghiên cứu đề tài: “ Vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ’’

    3. Nội dung nghiên cứu
    Nhóm chúng em nghiên cứu về đề tài: “VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM ’’
    Nội dung nghiên cứu bao gồm 3 chương và phần kết luận trình bày quan điểm của nhóm chúng em.
    Chương 1.Tìm hiểu chung về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam
    Chương 2. Những nguyên nhân chủ yếu cho sự tồn tại các tôn giáo ở nước ta.
    Chương 3: Tôn giáo trong tiến trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
    4. Kết quả nghiên cứu
    Hiểu được bản chất , nguồn gốc và các vấn đề của tôn giáo. Biết được nguyên nhân tồn tại và nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nắm vững và biết vận dụng nhiều quan điếm, chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta trong quá trình học tập, công tác.

    Mục Lục
    Tiểu Luận 1
    PHẦN MỞ ĐẦU 4
    1. Lý do chọn đề tài 4
    2. Mục đích nghiên cứu 5
    3. Nội dung nghiên cứu 5
    4. Kết quả nghiên cứu 6
    PHẦN NỘI DUNG 6
    CHƯƠNG 1 6
    TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÔN GIÁO VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM 6
    1.1 Tôn giáo và ý nghĩa của tôn giáo trong đời sống 6
    a. Tôn giáo là gì? 6
    b. Ý nghĩa của tôn giáo đối với đời sống 7
    1.2 Các tôn giáo phổ biến ở nước 8
    a) Đạo Phật 9
    b) Đạo Thiên Chúa 9
    c) Đạo Tin Lành 10
    d) Đạo Hồi 10
    e) Đạo Cao Đài 11
    f) Đạo Hòa Hảo 12
    CHƯƠNG 2 12
    NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU CHO SỰ TỒN TẠI CÁC TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA 12
    2.1 Nguyên nhân nhận thức 13
    2.2 Nguyên nhân kinh tế 13
    2.3 Nguyên nhân tâm lý 14
    2.4 Nguyên nhân chính trị - xã hội 14
    2.5 Nguyên nhân văn hóa 15
    CHƯƠNG 3 17
    TÔN GIÁO TRONG TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 17
    Ở VIỆT NAM 17
    3.1 Các vấn đề tôn giáo ở Việt Nam 17
    a) Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam. 18
    b) Tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay 19
    3.2 Nguyên tắc giải quyết của Đảng và Nhà nước 22
    3.3 Quan điểm , chính sách của Đảng - Nhà nước đối với tôn giáo 24
    4 - Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị 25
    5 - Vấn đề theo đạo và truyền đạo 25
    KẾT LUẬN CỦA NHÓM 26
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
     
Đang tải...