Luận Văn Vấn đề tổ chức thực tiễn của cán bộ cấp huyện ở Điện Biên hiện nay

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Vấn đề tổ chức thực tiễn của cán bộ cấp huyện ở Điện Biên hiện nay

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Để sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thắng lợi, cần phải tổ chức thực hiện những mục tiêu mà các nghị quyết của Đảng đã đề ra. Nghĩa là phải hiện thực hóa những yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu mà sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đòi hỏi. Muốn vậy, phải nâng cao hơn nữa hiệu quả, năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và cấp huyện nói riêng. Đây là vấn đề quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề đặt ra là có nâng cao được hiệu quả và năng lực tổ chức thực tiễn cho đội ngũ cán bộ thì mới có thể hiện thực hóa được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước vào trong đời sống xã hội.
    Hơn nữa, thông qua quá trình tổ chức thực hiện chủ trương chính sách, nghị quyết của Đảng; pháp luật của Nhà nước vào trong cuộc sống, sẽ không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và cán bộ cấp huyện nói riêng.
    Vấn đề nâng cao hiệu quả tổ chức thực tiễn không chỉ quan trọng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, Trung ương mà còn đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp huyện nhất là cấp huyện miền núi. Bởi vì, đối với miền núi, cấp huyện có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các chủ trương đường lối, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào trong đời sống ở cơ sở. Vì cơ sở là mắt khâu cuối cùng để kết nối chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước thành một chỉnh thể hoàn chỉnh cho sự phát triển. Đồng thời, cơ sở còn là cấp để kiểm nghiệm tính phù hợp hay chưa phù hợp của các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đối với miền núi phía Bắc nói chung, vai trò của cấp huyện vô cùng quan trọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
    Nhận thức rõ tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ cấp huyện, cũng như việc phát huy hiệu quả tổ chức thực tiễn cho đội ngũ cán bộ cấp huyện nói chung và cán bộ huyện ở Điện Biên nói riêng là vấn đề có ý nghĩa thời sự và rất cấp thiết. Bởi lẽ, đối với các tỉnh miền núi Tây Bắc nói chung, Điện Biên nói riêng, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở còn rất thiếu và yếu. Cho nên cấp huyện vẫn là cấp tiến hành thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
    Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Điện Biên trong những năm qua đã và đang góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội của tỉnh, đặc biệt là trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực tiễn các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng; pháp luật của Nhà nước vào trong cuộc sống.
    Điện Biên là một tỉnh mới được chia tách từ tỉnh Lai Châu (cũ). Do đó, mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội . có nhiều biến động. Đồng thời, với việc thành lập một số huyện mới, tỉnh mới tái lập đang đặt ra nhiều vấn đề. Để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, thì vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt của Điện Biên nói chung và cán bộ cấp huyện nói riêng là hết sức to lớn trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, việc tổ chức thực tiễn và hiệu quả của nó còn chưa ngang tầm với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh với tất cả vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn: "Vấn đề tổ chức thực tiễn của cán bộ cấp huyện ở Điện Biên hiện nay", làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    - Những vấn đề về hoạt động thực tiễn và tổ chức thực tiễn đã được nhiều tác giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau; cụ thể là:
    + C.D. Vi-si-an-ni với tác phẩm: Lãnh đạo quản lý, Nxb Thông tin Văn hóa, 1980.
    + Giáo sư Nguyễn Đức Bình với tác phẩm: Mấy vấn đề về tổ chức thực tiễn, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983.
    + PGS.TS Nguyễn Hải Khoát với bài: Năng lực tổ chức thực tiễn và việc rèn luyện năng lực tổ chức, Tạp chí Cộng sản, số 4, 1983.
    + V.G.Apha-na-xép: Lao động của Người quản lý lãnh đạo, Nxb Thông tin Văn hóa, 1991.
    + PGS.TS Hồ Văn Vĩnh với bài: Nâng cao trình độ năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt hiện nay, Tạp chí Lý luận, số 1, 1994.
    + TS. Trần Văn Phòng với bài: Nâng cao năng lực tổng kết thực
    tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh
    , Tạp chí Lý luận chính, số 3, 2002.
    - Đặc biệt là tác giả: Phạm Văn Hai với luận văn thạc sĩ: Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở (qua thực tế Long An), 1997 và tác giả Phạm Văn Liên với luận văn thạc sĩ: Vấn đề tổ chức thực tiễn của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở ở Ninh Thuận hiện nay (năm 2002). Các tác giả trên đã đề cập đến nhiều vấn đề tổ chức thực tiễn và nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Long An và Ninh Thuận một cách tương đối có hệ thống và mang tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, các công trình này chỉ giới hạn ở cán bộ cấp cơ sở ở tỉnh Long An và Ninh Thuận.
    Việc vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta vào tìm hiểu những vấn đề nâng cao hiệu quả tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở Điện Biên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vẫn là vấn đề cần thiết. Vì vậy, tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội Điện Biên.
    3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
    - Mục đích của luận văn
    Trên cơ sở phân tích thực trạng tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ cấp huyện ở Điện Biên, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm từng bước nâng cao hiệu quả tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ này.
    - Nhiệm vụ của luận văn
    + Làm rõ vai trò của tổ chức thực tiễn trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ cấp huyện nói chung, cấp huyện ở Điện Biên nói riêng.
    + Phân tích thực trạng tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ cấp huyện ở Điện Biên cũng như nguyên nhân của thực trạng ấy.
    + Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ cấp huyện ở Điện Biên.
    - Phạm vi nghiên cứu
    + Luận văn không nghiên cứu tất cả những đối tượng cán bộ nói chung, mà chỉ tập trung vào khảo sát, nghiên cứu đội ngũ cán bộ cấp huyện ở Điện Biên.
    + Từ việc xác định phạm vi và đối tượng nghiên cứu như vậy, nên luận văn không nghiên cứu đối tượng cán bộ trên góc độ của khoa học xây
     
Đang tải...