Thạc Sĩ Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ- TP.HCM

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ- TP.HCM​
    Information
    MS: LVDL-DLH006
    SỐ TRANG:129
    TRƯỜNG: DHSP TPHCM
    NGÀNH: ĐỊA LÝ
    CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ HỌC
    NĂM: 2008


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Du lịch (DL) nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng ngày
    càng khẳng định được vị thế của mình trong chiến lược phát triển kinh tế – xã
    hội của mỗi quốc gia. Các nước có nền kinh tế phát triển, hàng năm ngành
    này mang lại cho họ hàng chục tỷ đô la Mỹ. Chính vì thế, khoảng hai thập kỉ
    gần đây, DL (đặc biệt DLST) được nhiều quốc gia, lãnh thổ chú ý vì đó là
    ngành phát triển dựa vào thiên nhiên, bảo tồn tự nhiên, bảo tồn văn hóa bản
    địa, đặc biệt có khả năng nhanh chóng cải thiện cuộc sống của cộng đồng địa
    phương góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.
    Tuy nhiên, loại hình này ở nước ta còn khá mới mẻ, chưa được chú ý
    phát triển và nghiên cứu một cách khoa học, tạo cơ sở cho việc khai thác tài
    nguyên thiên nhiên phục vụ DLST. Thực tế thường tồn tại, việc phát triển DL
    tại một vùng hay một địa phương nào đó thường kéo theo sự suy giảm và
    xuống cấp tài nguyên môi trường nơi đó. Một trong những nguyên nhân chủ
    yếu gây tổn thương cho tài nguyên tự nhiên khi đưa vào khai thác DL được
    nhiều giới, ngành, nghề thừa nhận là: hoạt động DL không được quản lý chặt
    chẽ, thiếu quy hoạch, các nhà tổ chức DL cũng như dân địa phương chỉ chú ý
    đến lợi ích trước mắt mà không tính đến hậu quả lâu dài, dẫn đến khai thác
    tràn lan nên giảm giá trị và tính hấp dẫn của nó.
    Cần Giờ là một huyện ngoại thành của Tp. HCM, có diện tích tự nhiên
    71.310 ha, cách trung tâm thành phố 50 km về hướng Đông Nam. Tổng diện
    tích rừng ngập mặn của địa phương này là 38.663 ha, ngoài chức năng “lá
    phổi xanh” của Tp. HCM, đây còn là nơi sinh sống của nhiều loài động – thực
    vật hoang dã quý hiếm và một số loài đặc hữu của rừng ngập mặn nhiệt đới
    gió mùa. Hơn nữa, tháng 1 năm 2000, UNESCO (tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hóa của Liên Hợp Quốc) công nhận rừng ngập mặn CG là một
    trong 368 Khu dự trữ sinh quyển Thế giới (KDTSQTG). Lợi thế trên, đã giúp
    cho CG có đầy đủ những điều kiện cần thiết về tự nhiên để phát triển DLST;
    tuy nhiên, hiện tại nguồn tài nguyên DL quý giá này vẫn chỉ nằm ở dạng tiềm
    năng.
    Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Vấn đề tổ
    chức DLST ở Cần Giờ – Tp. HCM” làm luận văn tốt nghiệp, mong sao có thể
    đóng góp một phần nhỏ bé theo suy nghĩ khiêm tốn của mình để đưa DLST
    CG ngày càng phát triển, tương xứng với tiềm năng, vị thế vốn có của nó.

    2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

    - Nghiên cứu tiềm năng phát triển DLST CG.
    - Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng DLST CG, trên cơ sở đó chúng tôi đề
    xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh phát triển DLST góp phần cải thiện
    đời sống cho dân địa phương cũng như duy trì, bảo tồn nguồn động – thực vật
    qúy hiếm ở KDTSQTG.
    - Nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển DL và bảo tồn môi trường tự
    nhiên cân bằng sinh thái. Đồng thời, đánh giá sự tác động của DL đối với đời
    sống kinh tế – xã hội của người dân CG.
    - Đưa ra một số định hướng để phát triển DLST CG.

    3. Sơ lược lịch sử nghiên cứu đề tài

    DLST trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ theo cả chiều rộng
    và chiều sâu. Hòa nhịp dòng chảy đó, DLST Việt Nam nói chung và DLST
    CG nói riêng ngày càng thu hút sự chú ý của DK trong và ngoài nước. Có thể
    nói, trong tương lai không xa, CG là điểm hẹn cuối tuần cho thành phố và các
    tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, năm 2000 rừng ngập mặn CG được UNESCO công
    nhận là KDTSQTG nên đến nay đã có những công trình nghiên cứu, tham
    luận, đề án về DLST CG. Điển hình: “Nghiên cứu sinh thái nhân văn ở Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập
    mặn Cần Giờ” (2006), luận án Tiến sĩ của Lê Đức Tuấn. Ở đây, tác giả đã
    phân tích, đánh giá tổng thể và đề ra một số giải pháp bảo vệ môi trường sinh
    thái nhân văn rất hữu ích cho việc phát triển DLST CG.
    Công trình nghiên cứu “Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn CG”
    (2002) của Lê Đức Tuấn và một số cộng sự đã được Nhà xuất bản Nông
    nghiệp ấn hành. Đây là công trình cung cấp đầy đủ nhất từ trước đến nay về
    môi trường tự nhiên, các hệ sinh thái động – thực vật CG làm cẩm nang cho
    việc vận dụng vào việc phát triển DLST ở địa phương này
    Đề án “Quy hoạch CG thành 3 vùng DLST” của UBND CG đã được
    UBND Tp. HCM phê duyệt tháng 4/2004. Theo đó, huyện CG được phân
    thành 3 vùng: vùng DLST nông nghiệp kết hợp với nhiệm vụ phát triển 4 xã
    phía Bắc; vùng DLST rừng gồm toàn bộ diện tích rừng ngập mặn và phần còn
    lại là DLST biển.
    Huyện đã có các báo cáo thường niên và định kì như: “Báo cáo sơ kết 3
    năm thực hiện quy hoạch phát triển DLST (2005 – 2007)”; “Báo cáo thành
    tựu xây dựng và phát triển huyện CG sau 30 năm CG sáp nhập về Tp. HCM”
    (tháng 02/2008) và “Báo cáo giới thiệu tiềm năng, quy hoạch và các dự án
    đầu tư phát triển DLST CG” (tháng 6/2008). Ba báo cáo trên của UBND
    huyện CG đã đánh giá quá trình quy hoạch, triển khai đề án, tổng kết các dự
    án DLST đang thi công, đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Đồng thời, các báo
    cáo cũng nêu thành tựu, hạn chế và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm
    sắp tới cho DLST CG.
    Ngoài ra, còn một số bài báo về các đề án xây dựng, phát triển khu DL
    Vàm Sát, Đảo Khỉ, đặc biệt là Khu đô thị sinh thái lấn biển CG. Qua những
    bài này cho thấy, các tác giả đã nhìn nhận, đánh giá cả hai khía cạnh được và mất trong quá trình triển khai dự án cũng như đóng góp ý kiến rất hữu ích cho
    DLST CG.
    Nhìn chung, các tham luận, nghiên cứu, đề án về DLST CG chỉ mới
    dừng lại ở việc đánh giá tiềm năng, hiện trạng và một vài giải pháp mang tính
    chất tình thế cho DL huyện nhà, chưa có những định hướng, giải pháp tổng
    thể để đưa DLST CG đi lên, xứng tầm với tiềm năng và vị thế vốn có của nó.

    4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn

    - Thời gian nghiên cứu: từ 2003 đến quý 2 năm 2008 (tập trung ở giai
    đoạn 2005 – 2007), trên cơ sở đó định hướng cho việc phát triển DLST CG
    trong tương lai.
    - Không gian nghiên cứu: huyện CG (Tp. HCM).
    - Nội dung nghiên cứu: Trên cơ sở giới thiệu tiềm năng tự nhiên, kinh
    tế – xã hội và hiện trạng DLST CG chúng tôi đưa ra một số định hướng để
    phát triển DLST CG.

    5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

    5.1. Các quan điểm nghiên cứu

    5.1.1. Quan điểm hệ thống

    Là tập hợp các thành tố tạo nên một chỉnh thể ổn định và vận động theo
    quy luật tổng hợp, một hệ thống bao giờ cũng có cấu trúc gồm nhiều thành tố,
    mỗi thành tố lại có cấu trúc nhỏ hơn. Các thành tố của hệ thống có quan hệ
    biện chứng với nhau bằng quan hệ vật chất và quan hệ chức năng.
    Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn CG là một phân hệ của Đông
    Nam Bộ. Trong rừng, có các hệ nhỏ hơn như: phân hệ khách DL, phân hệ
    tổng thể tự nhiên, lịch sử, văn hóa của rừng, trong đó người dân bản địa và
    nhân viên rừng ngập mặn sẽ quy định tương lai của hệ.

    5.1.2. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững

    Xét trên quan điểm này cần làm rõ mối quan hệ giữa sinh thái và con
    người sống trong hệ sinh thái đó, chúng có mối quan hệ ràng buộc, phụ thuộc
    lẫn nhau giữa các thành phần bộ phận tự nhiên của khu dự trữ.
    Làm rõ mối quan hệ giữa thành phần, bộ phận của tự nhiên với dân địa
    phương và khách DL. Trên cơ sở đó, chúng ta khai thác tiềm năng của rừng
    để phục vụ DL, bảo tồn tự nhiên, văn hóa bản địa sao cho thỏa mãn hiện tại
    mà không ảnh hưởng tới nhu cầu trong tương lai.

    5.1.3. Quan điểm sinh thái – kinh tế

    Quan điểm này cần phải tổ chức DLST ở CG sao cho: vừa phát triển
    DLST, vừa phát triển kinh tế, vừa cải thiện được đời sống dân địa phương mà
    vẫn duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn gen và động thực vật quý hiếm.

    5.1.4. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh

    Mỗi sự vật và hiện tượng đều có quá trình phát sinh, phát triển vận
    động và biến đổi không ngừng. Đứng trên quan điểm lịch sử, phân tích nguồn
    gốc phát sinh, đánh giá đúng hiện tại sẽ là cơ sở đưa ra các dự báo xác thực về
    xu hướng phát triển trong thời gian sắp tới.

    5.2. Phương pháp nghiên cứu

    5.2.1. Phương pháp thực địa

    Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích khảo sát, kiểm chứng, tìm
    hiểu các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội, cơ sở vật chất kĩ thuật và một số
    hoạt động DL khác từ nguồn tài liệu đã tham khảo làm tư liệu cho đề tài
    nghiên cứu.

    5.2.2. Phương pháp bản đồ

    Từ bản đồ, vạch ra các vị trí tiến hành khảo sát, kiểm tra khu DLST
    CG. Xem xét, nghiên cứu trên bản đồ để xây dựng các tuyến điểm DL mới, vị
    trí cần quy hoạch và dự đoán hậu quả của sự phát triển DLST. 5.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
    Tổng hợp các tài liệu, số liệu đã thu thập sàng lọc một cách chi tiết,
    phân loại xử lý, tìm kết quả có độ tin cậy cao đưa vào minh chứng cho đề tài.

    5.2.4. Phương pháp dự báo

    Phương pháp dự báo dựa trên cơ sở sự phát triển có tính quy luật của sự
    vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại mà suy diễn logic cho tương lai, từ đó
    đề ra các giải pháp cho DLST CG.

    5.2.5. Phương pháp chuyên gia

    Để nghiên cứu đánh giá vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực,
    nhiều ngành nghề cần tham khảo trao đổi với nhiều nhà khoa học thuộc nhiều
    lĩnh vực có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

    6. Cấu trúc của luận văn

    - Luận văn chia làm 3 chương với tổng số 96 trang.
    - Các chương gồm:
    + Chương 1: Cơ sở lý luận về DL và DLST.
    + Chương 2: Hiện trạng DLST ở CG.
    + Chương 3: Hướng tổ chức DLST ở CG.
    - Chúng tôi tập trung nghiên cứu ở chương 2 và chương 3
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...