Chuyên Đề Vấn đề tổ chức công tác nguyên vật liệu trong các Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    VẪN ĐỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
    Lời nói đầu


    Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh là mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, có thể nói vấn đề này mang tính chất sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh việc chú trọng các yếu tố đầu vào như: Lao động, vốn, công nghệ các nhà quản lý đặc biệt lưu tâm đến yếu tố nguyên vật liệu bởi lẽ:


    - Yếu tố nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng chi phí rất lớn trong tổng chi phí sản xuất: trên 60% do vậy những biến động về chi phí nguyên vật liệu có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm, đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    - Để đáp ứng được yêu cầu cho sản xuất kinh doanh bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào cũng cần phải có một lượng nguyên vật liêụ dự trữ. Lượng nguyên liệu tồn kho bao nhiêu là hợp lý? Bảo quản chúng như thế nào? Làm thế nào để phân phối số nguyên vật liệu ấy một cách có hiệu quả nhất cho các bộ phận sản xuất? Đây là những câu hỏi luôn được đặt ra đối với các nhà quản lý trong từng giai đoạn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    Tất cả những vấn đề đó đã đặt ra cho công tác quản lý một yêu cầu rất cấp thiết: phải tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu.


    Sau một thời gian nghiên cứu, học hỏi, tìm hiểu hệ thống kế toán nước ta, đặc điểm của loại hình doanh nghiệp sản xuất . Em xin trình bày chuyên đề :"Vấn đề tổ chức công tác nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp".
    Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
    Phần II: Thực trạng và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam.

    Do thời gian nghiên cứu có hạn, lượng kiến thức tích luỹ được chưa nhiều chuyên đề này chắc chắn có nhiều hạn chế, thiếu sót. Em mong được sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo để có cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn.
    Phần thứ nhất
    Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

    I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP.
    1. Nguyên vật liệu và tầm quan trọng của nó trong qúa trình sản xuất.
    * Nguyên vật liệu là gì?
    Nguyên vật liệu là đối tượng lao động được biểu hiện bằng hình thái vật chất khi tham gia vào quá trình sản xuất, trị giá nguyên vật liệu được chuyển một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh.
    * Đặc điểm, vị trí, tầm quan trọng:
    - Nguyên vật liệu cùng với các yếu tố: vốn, lao động, công nghệ là là các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo ra sản phẩm vật chất.
    - Là bộ phận thuộc tài sản lưu động, nguyên vật liệu là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.
    - Chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.
    - Việc cung ứng nguyên vật liệu đúng số lượng, chủng loại chất lương và đúng lúc sẽ đáp ứng được chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: tung ra thị trường đúng loại sản phẩm, đúng thời điểm sẽ tạo ra ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.


    Chính vì vậy việc quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu, qui định mức dự trữ nguyên vật liệu hợp lý trong mỗi giai đoạn sản xuất kinh doanh là việc làm rất cần thiết.
    Như trên đã nói: chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất. Việc quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, bảo quản tốt nguyên vật liệu tồn kho, góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm doanh nghiệp không những nâng cao được khả năng cạnh tranh mà còn có cơ hội thu được lợi nhuận cao.


    2. Phân loại nguyên vật liệu:
    - Xét theo vị trí tác dụng của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất kinh doanh người ta chia thành:
    + Nguyên vật liệu chính: Loại nguyên vật liệu này khi tham gia vào quá trình sản xuất nó cấu tạo nên thực thể chính của sản phẩm.
    + Vật liệu phụ: Loại này khi tham gia vào quá trình sản xuất nó kết hợp với nguyên liệu chính làm tăng thêm chất lượng sản phẩm, kích thích thị hiếu người tiêu dùng hoặc làm cho quá trình sản xuất được tiến hành thuận lợi.
    + Nhiên liệu
    + Phụ tùng thay thế.
    + Vật liệu xây dựng
    + Phế liệu
    Trong kế toán: Nguyên vật liệu được phản ánh trên tài khoản 152
    TK 1521: Nguyên vật liệu chính
    TK 1522: Nguyên vật liệu phụ
    TK 1523: Nhiên liệu
    TK 1524: Phụ tùng thay thế
    - Xét theo nguồn nhập nguyên vật liệu
    + Nguyên vật liệu mua ngoài.
    + Nguyên vật liệu được cấp
    + Nguyên vật liệu tự sản xuất gia công
    + Nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh
    + Nguyên vật liệu biếu tặng.


    3. Tính giá nguyên vật liệu
    - Về nguyên tắc thì đối với vật liệu nhập kho: Kế toán phải theo dõi và ghi sổ theo giá thực tế của vật liệu nhập. Tuy vậy trong công việc sản xuất kinh doanh việc nhập, xuất nguyên liệu diễn ra hàng ngày do vậy việc phản ánh theo giá thực tế rất phức tạp nên hầu hết các doanh nghiệp thường sử dụng giá hạch toán để đưa ra cách tính giá trị thực tế khác nhau theo từng trường hợp cụ thể.
    * Với vật liệu mua ngoài:
    + Nếu vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm thuộc đối tượng chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế thì giá mua ghi tên hoá đơn và giá chưa thuế và chi phí thu mua là chưa có VAT.
    Nếu vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm thuộc đối tượng chịu VAT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu VAT thì giá mua và chi phí thu mua là giá bao gồm cả thuế VAT.
    * Với vật liệu được cấp phát, biếu tặng, viện trợ: Trị giá thực tế của nguyên vật liệu được xác định theo giá thị trường.
    * Với vật liệu nhận vốn góp liên doanh của đơn vị khác gía thực tế là giá do các bên liên doanh thoả thuận.
    Đối với xuất nguyên vật liệu: kế toán phải xác định giá thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng để tiến hành ghi sổ, tuỳ vào từng trường hợp vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mà kế toán có thể tính giá thực tế của nguyên vật liệu xuất theo một trong các phương pháp sau:
    Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ:
     
Đang tải...