Tiểu Luận van de tieng long duong dai

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DẪN NHẬP
    Trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, cùng với việc tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật thì văn hóa là nhân tố tác động không ít đến đời sống của con người, đặc biệt là văn hóa giao tiếp.
    Thiết nghĩ, việc diễn đạt ngôn từ của mỗi người hãy để cho người đó tự quyết định. Quy luật của sự tồn tại sẽ đào thải cái không phù hợp. Thế nhưng hiện nay một số người, đặc biệt là bộ phận giới trẻ đã sử dụng tiếng lóng như một phương tiện giao tiếp của chính mình. Đó là sự lạm dụng tiếng nước ngoài trong giao tiếp một cách tùy tiện (đôi lúc thái quá và không cần thiết), nó đã làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Nhưng cũng cần phải nói thêm, việc sử dụng tiếng nước ngoài như là từ mượn đôi lúc cũng thực sự cần thiết vì chưa có từ Tiếng Việt có ý nghĩa tương đồng.
    Hiện nay, chưa có một định nghĩa tiếng lóng thực sự chính xác nhưng đã có không ít người nghiên cứu về tiếng lóng. Đó là một hiện tượng kỳ thú. Tiếng lóng là một thực tế sinh động mà hầu như bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có, dù muốn hay không. Văn hào Victor Hugo (1802-1885) từng chú ý sử dụng tiếng lóng trong tác phẩm “Ngày cuối cùng của một tử tù”, thậm chí còn dành hẳn cả quyển VII trong phần thứ tư của bộ tiểu thuyết đồ sộ nổi tiếng “Những người khốn khổ” (Les Misérables,1861) để bàn riêng về tiếng lóng. Đây là những nhận định của Victor Hugo: “Tiếng lóng là gì? Là quốc gia, đồng thời là quốc âm; đó là sự đánh cắp dưới hai hình thức: nhân dân và ngôn ngữ. Tiếng lóng vừa là một hiện tượng văn học vừa là một kết quả xã hội. Tiếng lóng, căn bản là gì? Là ngôn ngữ của tiếng lóng khốn cùng mọi nghề, mọi nghiệp, có thể mọi ngẫu nhiên của hệ thống xã hội và hết thảy các hình thức của trí tuệ, đều có tiếng lóng của nó. Về phương diện thuần túy văn học, nghiên cứu tiếng lóng có thể kỳ thú hơn nhiều khoa học khác ”.
    Chính vì vậy mà chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Vấn đề từ tiếng lóng đương đại”, để làm rõ hơn thực trạng sử dụng tiếng lóng trong ngôn ngữ Việt. Đồng thời đề ra những biện pháp nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
    Với đề tài này, chúng tôi chia bố cục thành 2 chương:
    - Chương 1: Thực trạng tiếng lóng trong tiếng Việt hiện nay.
    - Chương 2: Nhận xét và một số kiến nghị đề xuất về việc sử dụng tiếng lóng đương đại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...