Luận Văn vấn đề thực trạng nguồn nhân lực ở cơ quan báo chí

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa nhân loại, xã hội ngày một đổi mới và phát triển, nhu cầu tiếp cận thông tin của con người ngày một nâng cao. Báo chí ra đời đã đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Chính vì thế, báo chí là một hiện tượng xã hội, báo chí ra đời do nhu cầu thông tin giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người. Mặc dù ngành báo chí ra đời chưa được 5 thế kỷ nhưng đã phát huy hết được vai trò, sức mạnh của mình. Trong suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao dân trí, giáo dục nhận thức con người.
    Ở nước ta, báo chí là công cụ chính trị của Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể. Trong lý luận hoạt động thực tiễn, Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao vai trò và sức mạnh của báo chí. Đảng xác định “ Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, vừa là diễn đàn của nhân dân ”. Trong đấu tranh cũng như trong hòa bình, Đảng luôn tin tưởng và coi trọng tiếng nói báo chí. Những thông tin mà báo chí mang lại trên sóng phát thanh hay các phương tiện thông tin đại chúng là kênh thông tin hữu hiệu trong việc tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần đưa đất nước tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    1. Lý do chọn đề tài
    Ở mỗi quốc gia, mợi thời đại, báo chí luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Báo chí là sản phẩm tinh thần không thể thiếu của mỗi con người. Nó lấy hiện thực khách quan làm đối tượng phản ánh, mục đích cung cấp cho công chúng cái nhìn toàn cảnh, sinh động, chính xác về tất cả các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống.
    Trên thế giới báo chí được xem như là cơ quan quyền lực thứ tư sau cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Điều này chứng tỏ ở bất kỳ một xã hội nào, tổ chức nào cũng đều phải đặt báo chí lên mối quan tâm hàng đầu.
    Còn ở Việt Nam, hơn một thế kỷ đã trôi qua hệ thống báo chí nước ta đã và đang phát triển không ngừng, phù hợp với sự phát triển của thời đại. Ngày nay, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cùng với nhu cầu thị hiếu của công chúng, bạn đọc ngày càng tăng, đòi hỏi báo chí phải luôn luôn tự đổi mới phục vụ đắc lực cho công tác tuyên truyền, làm sao cho công chúng luôn có cái nhìn mới về mỗi sản phẩm báo chí do phóng viên, nhà báo làm ra. Giúp cho công chúng không chỉ biết mà còn hiểu và lắm bắt được những gì mà báo chí muốn đề cập tới.
    Có được sự phát triển như vậy, đóng góp một vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu đó chính là nguồn nhân lực trong mỗi cơ quan báo chí, mà trong đó có đội ngũ phóng


    viên, biên tập viên, kỹ thuật viên có trình độ năng lực, phẩm chất chính trị, luôn phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, Nhà nước. Phục vụ Đảng, phục vụ Nhà nước là cầu nối giữa Đảng - Nhà nước - với quần chúng nhân dân. Vì vậy việc tìm hiểu vấn đề nguồn nhân lực trong các cơ quan báo chí nó không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có tính thực tiễn sâu sắc. Nhưng để biết và hiểu được nguồn nhân lực trong mỗi cơ quan báo chí có vai trò, nhiệm vụ, trình độ năng lực, phẩm chất chính trị như thế nào thì đòi hỏi mỗi chúng ta phải tự tìm tòi, nghiên cứu, đi sâu vào thực tế để tự mình quan sát đánh giá để có cái nhìn tổng quan nhất về hệ thống nguồn nhân lực trong mỗi cơ quan báo chí ở nước ta.
    Xuất phát từ tầm quan trọng trên, cùng với những kiến thức đã học. Tôi đã chọn “vấn đề thực trạng nguồn nhân lực ở cơ quan báo chí” để nghiên cứu và làm đề tài báo cáo tốt nghiệp cho mình. Đồng thời để từ đây giúp bản thân có thể hiểu rõ hơn về hệ thống nguồn nhân lực trong mỗi cơ quan báo chí ở nước ta hiện nay.

    2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
    Đề tài “ vấn đề thực trạng nguồn nhân lực ở cơ quan báo chí ” là một trong những đề tài hết sức phổ biến và đã được nhiều nhà trường như (Học viện báo chí tuyên truyền, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Cao đẳng truyền hình, Cao đẳng Phát thanh truyền hình ) triển khai cho những sinh viên làm luận văn tốt nghiệp ra trường và đã phần nào mang lại hiệu quả. Tuy nhiên do số lượng sinh viên thực tập ở nhiều Đài, cơ quan khác nhau. Cơ chế, cơ cấu tổ chức ở mỗi Đài, cơ quan lại khác nhau. Cùng với thời gian nghiên cứu còn hạn chế và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện vật chất còn thiếu nên mức độ nghiên cứu còn chưa sâu.
    3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
    * Mục đích nghiên cứu
    Nguồn nhân lực là gốc rễ, là cội nguồn của mọi cơ quan báo chí. Muốn có cơ quan báo chí phát triển thì nguồn nhân lực phải phát triển. Do đó, vấn đề sử dụng nguồn nhân lực như thế nào ở cơ quan báo chí là rất quan trọng. Nghiên cứu đề tài này, tôi không chỉ nghiên cứu những kiến thức sơ lược, tổng quan về nguồn nhân lực trong cơ quan báo chí. Mà còn muốn tìm hiểu sâu về cơ cấu tổ chức hoạt động, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, cá nhân . với hy vọng những nghiên cứu của tôi có thể phần nào nâng cáo hơn nữa hiệu quả vai trò của từng thành viên trong cơ quan báo chí. Hơn nữa là một sinh viên chuyên nghành báo chí sắp ra trường, việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi có những định hướng tốt hơn cho tương lai.



    * Phạm vi nghiên cứu
    Đây là một đề tai khá rộng nhưng lại rất thiết thực cho mỗi cơ quan báo chí. Trong tiểu luận này, tôi chỉ tập chung nghiên cứu vấn đề sử dụng và phát triển nguồn nhân lực, công tác đào tạo nguồn nhân lực . ở Đài phát thanh Sóc sơn trong thời gian từ ngày 10 tháng 10 năm 2011 đến ngày 02 tháng 12 năm 2011.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp chủ yếu sử dụng để làm tiểu luận gồm: Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, đối chiếu, nghiên cứu tài liệu, thống kê, phân loại Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp kiểm chứng, khảo sát hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực ở đài phát thanh địa phương.
    5. Kết cấu tiểu luận

    Kết cấu tiểu luận gồm có:
    E MỞ ĐẦU
    E NỘI DUNG
    c Chương I: Khái quát chung về nguồn nhân lực của cơ quan báo chí
    c Chương II: Khảo sát nguồn nhân lực tại Đài phát thanh huyện Sóc Sơn
    c Chương III: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
    E KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...