Tài liệu Vấn đề thực thi quyền bảo hộ sáng chế là Luật Hải quan

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Vấn đề thực thi quyền bảo hộ sáng chế là Luật Hải quan

    LỜI MỞ ĐẦU

    Hoạt động bảo hộ bằng sáng chế đă có trên thế giới từ lâu và được thực hiện thông qua Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) của WTO, song ở Việt Nam hoạt động này c̣n khá mới mẻ và chưa được thực hiện một cách có hệ thống, c̣n nhiều vi phạm xảy ra mà không có cách giải quyết triệt để. Do đó, cùng với xu thế toàn cầu hoá mạnh mẽ như hiện nay, để nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là nhằm mục tiêu gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, Việt Nam đă và đang có những biện pháp hết sức tích cực để đưa ra một chương tŕnh tổng thể cho hoạt động bảo hộ bằng sáng chế. Mục đích của chương tŕnh này là nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nhà sáng chế, khuyến khích họ không ngừng phát huy sáng tạo, đồng thời trên cơ sở đó, tạo một nền tảng pháp lư vững chắc cho các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước, nâng cao vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO vào năm 2006 tới.
    Tiểu luận được thực hiện thông qua việc kết hợp phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử với phương pháp so sánh, thống kê phân tích để từ đó đưa ra được nhận định về thực trạng, những khó khăn, thách thức cũng như t́m ra hướng đi cho vấn đề bảo hộ bằng sáng chế của Việt Nam trong thời gian tới.
    Tiểu luận được chia làm 3 chương, cụ thể là:
    Chương I: Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ của WTO và vấn đề bảo hộ bằng sáng chế
    Chương II: Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
    Chương III: Một số đề xuất và kiến nghị

    CHƯƠNG I: HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (TRIPS)
    CỦA WTO VÀ VẤN ĐỀ BẢO HỘ BẰNG SÁNG CHẾ
    1. Hiệp định TRIPS
    1.1. Hiệp định TRIPS trong phạm vi WTO
    Sở hữu trí tuệ là một vấn đề xuất hiện từ rất sớm, ngay từ năm đầu thế kỷ 19 đă tồn tại nhiều điều ước đa phương về sở hữư trí tuệ nh­ Công ước Paris, Công ước Berne (1886), Công ước Rome (1961) Từ những năm 1980 trở lại đây, sở hữu trí tuệ trở thành mối quan tâm thường xuyên và là điều kiện để tham gia các thể chế thương mại quốc tế. Sở hữu trí tuệ trở thành một tư duy mới trên góc độ thương mại. Hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ của các quốc gia được xem xét, đánh giá lại và bị đ̣i hỏi phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế thống nhất. Ngày 15/4/1994, trong khuôn khổ WTO, một điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ ra đời đó là Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của các quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS). Hiệp định này có hiệu lực từ 1/1/1995, cùng lúc với GATT chính thức trở thành WTO, và nhanh chóng trở thành một trong những hoạt động chính của WTO và được bên ngoài nhắc đến nhiều nhất. Mỗi địa hạt đều bị chi phối bởi những điều lệ cơ bản của WTO (quy chế tối huệ quốc và quy chế công dân thương mại) và ba quy tắc quan trọng:
    Qui tắc chuẩn: TRIPS đặt ra những chuẩn tối thiểu mà các nước phải áp dụng, và định nghĩa những yếu tố của sự bảo vệ,nh­ nội dung cần bảo vệ, các quyền lợi đi kèm và ngoại lệ, và thời gian tối thiểu của sự bảo vệ. Hiệp ước cũng khẳng định là ba văn kiện chính của WIPO - các công ước Paris, Berne và Rome - bắt buộc phải được áp dụng trong khuôn khổ TRIPS, lấy lại các điều lệ chính của công ước và bổ sung những điểm thiếu sót. TRIPS do đó có khi c̣n được gọi là hiệp ước “Berneand Paris-plus” .
    Qui tắc cưỡng bức thi hành (Enforcement): TRIPS Ên định các nguyên tắc chung cho các thủ tục nội địa và phương pháp bổ cứu (remedies) nhằm làm tôn trọng các quyền sở hữu, quy định một cách khá chi tiết các thủ tục tố tụng hành chính, h́nh sự và dân sự, các biện pháp tạm thời và biện pháp áp dụng tại các biên giới quốc gia.
    Qui tắc giải quyết tranh chấp: Những tranh chấp giữa các thành viên liên quan đến những quy định về TRIPS đều phải giải quyết qua hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO. Cho tới nay, có khoảng 10% các vụ kiện trước WTO liên quan đến TRIPS.
    Hai nguyên tắc chủ yếu của TRIPS:
    Đăi tối huệ quốc đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, bất kỳ một sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền, hoặc sự miễn trừ nào được một thành viên dành cho công dân của bất kỳ một thành viên nào khác cũng phải được lập tức và vô điều kiện dành cho công dân tất cả các thành viên khác.
    Đăi ngộ quốc gia mỗi thành viên chấp nhận cho công dân của các thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử mà thành viên đó dành cho công dân của ḿnh trong việc bảo hộ quyền sở hưu trí tuệ. Tuy nhiên, các nguyên tắc này cũng c̣n ngoại lệ, theo đó các thành viên có thể dùa vào để miễn trừ các nghĩa vụ tuân thủ hiệp định TRIPS. Cụ thể các nước phát triển được phép tŕ hoăn thực hiện hiệp định trong ṿng 1 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực. Thời gian này đối với các nước đang phát triển là 5 năm và các nước kém phát triển là 11 năm.
    1.2. Nguyên nhân ra đời của Hiệp định TRIPS
    Mỗi hiệp định khi ra đời đều có lƯ do và đều nhằm điều chỉnh một lĩnh vực của đời sống kinh tế thế giới. Đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ, hiệp định TRIPS ra đời đă đánh dấu một bước ngoặt lớn, và được h́nh thành trên cơ sở các đ̣i hỏi sau:
    Một là, do hàm lượng trí tuệ ngày càng tăng cao hơn so với hàm lượng tài nguyên và lao động trong giá trị sản phẩm và dịch vụ, thậm chí nhiều ngành mới như công nghệ thông tin chỉ chủ yếu dùa trên khai thác trí tuệ.
    Hai là, cuộc đua nhằm giành giật và giữ thị trường chủ yếu dùa trên cơ sở đua tranh đầu tư cho sáng tạo trí tuệ.
    Ba là, tài sản trí tuệ được xem là thành quả của đầu tư và trở thành một bộ phận của hoạt động thương mại. Bên cạnh đó, hoạt động đánh cắp các tài sản trí tuệ ngày càng phổ biến và trầm trọng.
    Bốn là, việc sao chép và bán các sản phẩm hàng nhái, hàng giả đă trở thành vấn nạn quốc tế.
    1.3. Mục đích của Hiệp định TRIPS
    Thứ nhất, nhằm mục đích bảo hộ sở hữu trí tuệ.
    Thứ hai, ngăn chặn một cách hữu hiệu nguy cơ xâm hại tài sản trí tuệ mang tầm quốc tế.
    2. Vấn đề bảo hộ bằng sáng chế
    Bảo hộ bằng sáng chế là việc dành cho chủ sở hữu độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu bằng sáng chế đă được bảo hộ nhằm mục đích kinh doanh và khai thác đối tượng sáng tạo của ḿnh cũng như các hoạt động khác.
    Để được bảo hộ độc quyền sáng chế, giải pháp kỹ thuật phải đáp ứng các điều kiện sau:
    Một là, giải pháp kỹ thuật có thể là cơ cấu (chi tiết, cụm chi tiết, máy, thiết bị, hệ thống điện và điện tử, sản phẩm phục vụ đời sống và sản xuất), chất (vật liệu, vật chất thu được bằng các phương pháp bất kỳ) và phương pháp (phương pháp khai thác, xử lư, chế biến, bảo quản, qui tŕnh công nghệ).
    Hai là, giải pháp kỹ thuật phải đạt được mục tiêu cụ thể (đạt được một chức năng kỹ thuật hoặc giải quyết được một vấn đề do nhu cầu con người đặt ra).
    Ba là, giảp pháp kỹ thuật phải đáp ứng các tiêu chuẩn về tính mới, tính sáng tạo và có khả năng đáp ứng công nghiệp. Việc đánh giá tính mới và tŕnh độ sáng tạo của một giải pháp kỹ thuật liên quan chặt chẽ tới khái niệm “ngày ưu tiên”.
     
Đang tải...