Luận Văn Vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp fdi ở việt nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word




    MỤC LỤC

    I. Tổng quan về FDI 3
    1. Khái niệm .3
    2. Đặc điểm 3
    3. Các hình thức FDI tại VN .4
    4. Tác động của thu hút trực tiếp nguồn vốn nước ngoài FDI 7
    II. Các nhân tố ảnh hưởng tới FDI 8
    III.Thực trạng thu nguồn vốn FDI: .19
    1. Thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam 19
    2. Liên hệ quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá .21
    IV. Đánh giá: .26
    1. Thành tựu . 26
    2. Hạn chế và nguyên nhân 29
    V.Giải pháp tăng cường thu hút FDI .31




    Lời Mở Đầu

    FDI có ảnh hưởng tới nền kinh tế ở tất cả các lĩnh vực văn hóa kinh tế xã hội. Tuy nhiên , đối với các nước nghèo hay các nước đang phát triển như nước ta, kỳ vọng lớn nhất của việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu này được thực hiện thông qua tác động tích cực của FDI đến các yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng. Bổ sung nguồn vốn trong nước và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và phát triển khả năng công nghệ nội địa, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm, thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận thị trường thế giới, tạo liên kết giữa các ngành công nghiệp.
    Tuy nhiên, không nên chỉ lạc quan với mặt tích cực FDI mang lại mà các nước nhận đầu tư từ nước chủ nhà cần luôn cảnh giác, tìm hiểu biện pháp để hạn chế các mặt tiêu cực song hành
    Trước tình hình đó, chúng ta cần phải có sự nhìn nhận và đánh giá đúng đắn về tầm quan trọng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như sự đóng góp của nó vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong những năm qua. Trên cơ sở đó đề ra hệ thống những giải pháp cụ thể, kịp thời nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm tới, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đồng thời hạn chế được các mặt tiêu cực để việc huy động và sử dụng vốn đạt hiệu quả nhất. Vì thế, cần thiết phải tìm hiểu “Những vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp FDI của Việt Nam hiện nay”





    I.Tổngquan về FDI:
    1.Khái niệm:
    FDI là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Foreign Direct Investmen” và được dịch sang tiếng Việt là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có nhiều khái niệm về FDI như sau:
    - Theo khái niệm của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF(1997):
    FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
    - Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD):
    Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp. Có các mục đầu tư như:
    + Thành lập hoặc mở rộng một DN hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư.
    + Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có.
    + Tham gia vào một doanh nghiệp mới.
    + Cấp tín dụng dài hạn (>5 năm).
    - Theo Tổ chức thương mại thế giới WTO:
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.
    - Theo luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam:
    Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của luật nhà nước.
    2.Đặc điểm và bản chất của FDI:
    a.Đặc điểm:
    Các chủ đầu tư thực hiện đầu tư trên nước sở tác phải tuần thu pháp luật của nước đó.
    - Hình thức này thường mang tình khả thi và hiệu quả kinh tế cao
    - Tỷ lệ vốn quy định vốn phân chia quyền lợi và nghĩa vụ các chủ đầu tư
    - Thu nhập chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh
    - Hiện tượng đa cực và đa biến trong FDI là hiện tượng đặc thù, không chỉ gồm nhiều bên với tỷ lệ góp vốn khác nhau mà các hình thức khác nhau của Tư Bản tư nhân và tư bản nhà nước cũng tham gia.
    - Tồn tại hiện tượng hai chiều trong FDI một nước vừa nhận đầu tư vừa thực hiện đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế so sánh giữa các nước
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...