Tiểu Luận Vấn đề thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội, một số vấn đề tồn tại và hướ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận nhóm năm 2013
    Đề tài: VẤN ĐỀ THU HỒI ĐẤT ĐỂ SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN


    NỘI DUNG CHÍNH
    Lời nói đầu
    Phần 1. Lý thuyết chung về vấn đề thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế
    1. Khái niệm, đặc điểm của vấn đề thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế
    1.1 Khái niệm
    1.2 Đặc điểm
    2. Các trường hợp nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế
    2.1 Theo Điều 40 Luật Đất đai
    2.2 Theo khoản 2 Điều 36 Nghị định 181/2004/NĐ-CP (trừ điểm b đã được hủy bỏ)
    2.3 Theo Điều 34 Nghị định 84/2007/NĐ-CP và Thông tư 06/2007/TT-BTN-MT ngày 15/6/2007
    2.4 Theo Điều 40 Nghị định 84/2007
    3. Thẩm quyền thu hồi đất và giao đất
    4. Trình tự thủ tục thu hồi đất để sử dụng và mục đích phát triển kinh tế
    5. Hệ quả của thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế
    Phần 2. Những điểm hạn chế xung quanh công tác thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế
    1. Những bất cập trong luật định
    1.1 Về vấn đề thu hồi đất của nhà nước
    1.2 Về quy định tại Điều 40 Luật Đất đai
    1.3 Về trình tự, thủ tục
    2. Những bất cập trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Nhà nước
    3. Về dự thảo sửa đổi Luật Đất đai
    3.1 Có nên cho thu hồi đất cho dự án kinh tế?
    3.2 Nhiều lo ngại về quy định thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế sẽ đem lại lợi ích cho thiểu số nhà đầu tư dự án, tạo kẽ hở phát sinh tham nhũng
    3.3 Thu hồi đất rồi đem bán đấu giá
    3.4 Tình trạng nhà đầu tư găm đất dự án, bỏ hoang, lãng phí đất đai
    Phần 3. Kiến nghị một số giải pháp giúp nhà nước hoàn thiện quy định của pháp luật về các tồn tại xung quanh vấn đề thu hồi đất để phát triển kinh tế
    Phần 4. Thực tiễn liên quan đến việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế của nhà nước
    1. Bức xúc của người dân trong quyết định thu hồi đất để xây dựng điểm công nghiệp tại Thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
    2. Vụ “Lợi dụng chức quyền “hô” dự án trang trại thành dự án Bất động sản để trục lợi”
    Danh mục tài liệu tham khảo


    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thu hồi đất là một hoạt động tất yếu và bình thường. Tuy nhiên, đây là vấn đề liên quan đến lợi ích thiết thân của người dân, đất đai là tài sản có giá trị lớn nên phát sinh nhiều vụ khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện đông người vượt cấp rất phức tạp.
    Như chúng ta đã biết, vấn đề về đất đai luôn là vấn đề nóng bỏng bởi nó gắn với các điều kiện phát triển về quốc phòng an ninh cũng như phát triển kinh tế của một quốc gia. Trong một nghiên cứu của Bộ Tư pháp, các tác giả nhận định: Do nhiều nguyên nhân (mà chủ yếu là từ việc thu hồi đất của chính quyền), thời gian gần đây tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân diễn ra không bình thường, số lượng gia tăng, tính chất phức tạp, trong đó khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai chiếm số lượng lớn, khoảng 80% so với các khiếu nại, tố cáo trong cả nước, có những tỉnh, thành phố riêng về đất đai chiếm số lượng rất lớn như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Tây, Thái Bình, Cần Thơ, Hải Dương, Để đảm bảo được tính tích cực của việc thu hồi đất từ phía Nhà nước trong việc phục vụ các lợi ích quốc phòng an ninh, lợi ích công và tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội thì bắt buộc các quy định về thu hồi đất phải đảm bảo tính công khai, minh bạch và hợp tình, hợp lí. Từ tình hình thực tiễn nêu trên cũng như tính cấp bách trong việc phải có những quy định mới trong lĩnh vực đất đai để đáp ứng được các yêu cầu trên. Với lý do đó, nhóm quyết định chọn đề tài “VẤN ĐỀ THU HỒI ĐẤT ĐỂ SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN” để tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề thu hồi đất cho mục đích phát triển kinh tế của Nhà nước, trên thực tế có tồn tại thiếu sót gì? Và nêu ra các kiến nghị nhằm giúp Nhà nước hoàn thiện các quy phạm pháp luật về vấn đề thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế.
    Thời gian nhóm em đầu tư cho đề tài chưa nhiều, kiến thức cũng còn hạn chế nên chắc chắn trong bài nghiên cứu có nhiều thiếu sót. Mong cô góp ý giúp. Nhóm em xin chân thành cảm ơn./.


    PHẦN 1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ THU HỒI ĐẤT ĐỂ SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
    Ở nước ta hiện nay, pháp luật chỉ ghi nhận một hình thức sở hữu duy nhất đối với đất đai đó là “Sở hữu toàn dân”(SHTD). Trong hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 cũng như trong Luật đất đai (LĐĐ) 1988, LĐĐ 1993 và LĐĐ 2003 đều qui định đất đai là SHTD do Nhà nước thống nhất quản lý. Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở Việt Nam hiện nay chính là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực xác lập và thực hiên quyền sở hữu toàn dân đối với toàn bộ vốn đất đai
    Trong cuốn tư bản, Marx đã khẳng định “Toàn thể một xã hội, một nước hoặc thậm chí tất cả thảy các xã hội cùng sống trong một thời đại hợp lại cũng đều không phải là kẻ sở hữu đất đai. Họ chỉ là những người có đất đó, họ chỉ được phép sử dụng đất ấy và truyền lại cho các thế hệ tương lai sau khi đã làm cho đất ấy tốt lên như những người cha hiền vậy, và quyền tư hữu ruộng đất là điều hoàn toàn vô lý. Nói tới quyền tư hữu về ruộng đất chẳng khác gì nói tới quyền sở hữu các nhân đối với người đồng loại của mình. Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì chế độ tư hữu về đất đai là vô lý nhất”[1]
    Khi nói đất đai thuộc sở hữu toàn dân có nghĩa là chủ thể của quyền sở hữu là toàn thể nhân dân. Do đó đây là một khái niệm trừu tượng nên không thể đứng ra thực hiện quyền sở hữu mà phải thông qua người thay mặt mình, nhân danh mình để là việc đó. Và người đó chính là nhà nước. Nhưng về bản chất, nhà nước cũng phải trao quyền sử dụng đất(QSDĐ) cho tổ chức, các nhân sử dụng với những quyền năng cụ thể. Một số ý kiến cho rằng việc mở rộng những quyền năng của người sử dụng đất (NSDĐ) như là được chuyển nhượng, để thừa kế QSDĐ tức là đã trao cho NSDĐ đủ ba quyền năng của một chủ sở hữu từ đó dẫn đến tính chất đa cấp độ trong quan hệ sở hữu. Đây là một quan điểm sai lầm khi NSDĐ được nhà nước trao cho cho những quyền có giới hạn về không gian và thời gian và nó có thể bị nhà nước thu hồi khi cần thiết.

    [HR][/HR][1] K.Marx, Tư bản, quyển III, tập II, Nxb. Sự thật. Hà Nội 1963
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...