Tài liệu Vấn đề thống nhất đất nước cuối thế kỉ xviii - đầu thế kỉ xix

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VẤN ĐỀ THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC CUỐI THẾ KỈ XVIII - ĐẦU THẾ KỈ XIX

    LỜI NÓI ĐẦU
    Việt Nam, đất nước với dãi đất hình chữ S nằm bên bờ Thái Bình Dương xinh đẹp. Với bề dày lịch sử hơn 4000 ngàn năm văn hiến, từ thời các vua Hùng dựng nước, trải qua một thời gian dài dưới các triều đại phong kiến và cho đến ngày nay. Lịch sử đã đi qua để lại nơi đây biết bao nỗi thăng trầm

    Cùng với dòng chảy không ngừng nghĩ của thời gian, những sự kiện được xem là trọng đại trong lịch sử dân tộc cũng đã lùi vào dĩ vãng, tuy nhiên có nhiều sự kiện vẫn còn mang tính thời sự mà một khi nhắc đến những sự kiện đó thì vẫn còn nhiều điều để chúng ta cùng nhau suy ngẫm, bàn luận.

    Ngược dòng thời gian để trở lại những năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX để cùng đưa ra ý kiến, đánh giá về công cuộc thống nhất đất nước được xem là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng mở đầu cho việc ra đời của một đất nước thống nhất, không còn tình trạng cát cứ, chia cắt theo kiểu Đàng Trong – Đàng Ngoài đã kéo dài khá lâu.

    Khi nhắc đến sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, có rất nhiều ý kiến khác nhau của các nhà sử học cũng như các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã được đưa ra để phân tích và đánh giá về công lao của hai nhân vật lịch sử là Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh, trong hai nhân vật kiệt xuất này thì ai là người có công trong việc thực hiện sự nghiệp thống nhất đất nước? Đó được xem là một trong những vấn đề tốn khá nhiều bút mực của giới nghiên cứu cũng như đông đảo sự quan tâm của những người yêu sử Việt.
    Trên cơ sở những ý kiến của các nhà nghiên cứu, cùng một chút kiến thức có phần hạn chế của bản thân, trong bài viết này Tôi sẽ trình bày một số ý kiến của cá nhân về vấn đề thống nhất đất nước cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Bài viết bao gồm các nội dung chính như sau:
    1. Một số ý kiến xung quanh vấn đề thống nhất đất nước.
    2. Phân tích, đánh giá.
    3. Kết luận.
    Mặc dù vậy, nhưng trong bài làm chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, rất mong sự đóng góp ý kiến của của các bạn để cho bài làm được hoàn chỉnh hơn.
    Xin chân thành cám ơn!

    1. Một số ý kiến xung quanh vấn đề thống nhất đất nước.

    Có thể nói rằng, vấn đề thống nhất đất nước cuối thế kỷ XVIIIđầu thế kỷ XIX đã thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà sử học cũng như giới nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Đã có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề này.

    Trước khi đi vào phân tích, đánh giá về vấn đề thống nhất đất nước cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, chúng ta cùng tham khảo một số ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu đã đưa ra.
    F Nhóm ý kiến thứ nhất, cho rằng Gia Long (1802) là người đã thống nhất đất nước. Đây là ý kiến của các sử gia triều Nguyễn.

    F Nhóm ý kiến của Nguyễn Phương cho rằng: Nguyễn Ánh là cha đẻ của nước Việt Nam, là người tiêu biểu cho tinh thần ái quốc, là một anh hùng dân tộc. Và tác giả khẳng định: Nếu Nguyễn Ánh không còn có công nào khác - mà thực sự còn nhiều - ngoài công cuộc thống nhất Việt Nam, thống nhất lãnh thổ và tinh thần ái quốc, thì với bấy nhiêu thiết tưởng ông đã đủ đáng được mọi người dân Việt Nam biết ơn rồi vậy. So sánh với Nguyễn Huệ, tác giả viết: Chẳng những Nguyễn Huệ chưa phục vụ gì cho việc thống nhất, mà trái lại đã giúp đắc lực vào việc chia cắt đất nước ra một cách sâu xa hơn thời Trịnh Nguyễn. Còn Nguyễn Ánh chẳng những đã thống nhất Việt Nam về địa lý mà còn thống nhất về tinh thần ái quốc (Tạp chí Bách Khoa, số 149).

    F Nhóm ý kiến của Tạ Chí Đại Trường: Vận dụng luận điểm sức mạnh Nam hà kết hợp với sức mạnh Tây phương, tác giả giải thích: Trong lịch sử của họ, Tây Sơn đã xô đổ được Nam hà, rồi không tìm được đồng minh bên ngoài, bên trong lại hãnh diện về sức mạnh quân lực, họ không tìm được cách
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...