Tiểu Luận Vấn đề thời cơ và việc chỉ đạo nắm bắt thời cơ của Đảng trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Thúy Viết Bài, 5/12/13
    Last edited by a moderator: 23/8/15
    MỞ ĐẦU

    Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Cách mạng Tháng Tám là một trong những trang sử vẽ vang nhất, chói lọi nhất, là một trong những bước ngoặt vĩ đại nhất. Cách mạng Tháng Tám đập tan ách phát xít Nhật trong 5 năm, đập tan ách thống trị của thực dân Pháp trong 87 năm, lật đổ chế độ phong kiến mấy nghìn năm, đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do, nhân dân làm chủ đất nước. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân ta từ người nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Đảng ta từ một đảng hoạt động không hợp pháp trở thành một đảng lãnh đạo chính quyền trong cả nước. Đây là một cuộc đổi đời của nhân dân ta trong lịch sử.

    Cách mạng Tháng Tám đã sáng tạo ra những kinh nghiệm quý báu đóng góp vào kho tàng lý luận cách mạng dân tộc, dân chủ, ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, tạo ra thế và lực mới cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này. Một trong những kinh nghiệm quý báu cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị đó là vấn đề thời cơ và việc chỉ đạo nắm bắt thời cơ kịp thời của Đảng.

    Để hiểu rõ thêm bài học kinh nghiệm quý báu trên, chúng ta nghiên cứu đề tài tiểu luận “Vấn đề thời cơ và việc chỉ đạo nắm bắt thời cơ của Đảng trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945”.



    NỘI DUNG

    1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

    1.1. Tình hình thế giới và trong nước

    1.1.1. Tình hình thế giới

    Ngày 1-9-1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan. Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ. Từ tháng 4-1940 đến đầu năm 1941, phát xít Đức đã chiếm và đặt ách thống trị lên hầu hết các nước Tây Âu và Đông Âu tư bản chủ nghĩa. Nhật Bản mở rộng chiếm đóng Trung Quốc, tiến xuống Đông Nam Á. Ngày 22-6-1941, quân phát xít Đức tấn công Liên Xô. Ngày 8-12-1941, Nhật bất ngờ tiến công cảng Trân Châu ở quần đảo Hawoai (Mỹ), chiến tranh lan sang châu Á-Thái Bình Dương. Từ khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, tính chất chiến tranh đế quốc chuyển thành cuộc chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng phát xít do Đức cầm đầu.

    1.1.2. Tình hình trong nước

    Chiến tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến nước ta. Chính phủ phản động Pháp thi hành một loạt các biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ ở trong nước và phong trào cách mạng thuộc địa. Ở Đông Dương, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta, tập trung lực lượng đánh vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” tăng cường vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh, bắt lính sang Pháp làm bia đỡ đạn.

    Lợi dụng sự thất thủ của Pháp ở Đông Dương, tháng 9-1940 Nhật Bản cho quân xâm lược Đông Dương, Pháp nhanh chóng đầu hàng và dâng Đông Dương cho Nhật. Chịu cảnh “một cổ hai tròng” đời sống của nhân dân Việt Nam lâm vào cảnh ngột ngạt về chính trị, bần cùng về kinh tế. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với Pháp, Nhật và tay sai phản động ngày càng trở nên gay gắt hơn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...