Tiểu Luận Vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ đầu năm 2012 tới nay

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀI TẬP NHÓM
    Môn: Tiền tệ – Ngân hàng
    Đề tài: Vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ đầu năm 2012 tới nay

    A. LỜI MỞ ĐẦUI. Tính cấp thiết của đề tàiTính thanh khoản của các ngân hàng là vấn đề vô cùng quan trọng, tác động mạnh mẽ tới lợi nhuận cũng như sự tồn tại của các ngân hàng. Mục tiêu thanh khoản không chỉ là một trong ba mục tiêu lớn của quản trị vốn của ngân hàng thương mại mà hơn thế nữa, nó còn được coi là mục tiêu hàng đầu. Sở dĩ tính thanh khoản có vị thế cao như vậy bởi nó chính là vấn đề trung tâm đáp ứng nghĩa vụ cơ bản nhất của ngân hàng, một là đáp ứng nhu cầu rút tiền, thanh toán của khách hàng, hai là thỏa mãn nhu cầu tín dụng hợp pháp của khách hàng và cộng đồng. Ngân hàng sẽ mắc phải rủi ro thanh khoản nếu không thỏa mãn kịp thời mỗi nhu cầu thanh toán hoặc rút tiền mặt. Tình trạng này nhẹ thì gây thua lỗ, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nặng thì làm mất khả năng thanh toán dẫn tới việc phá sản ngân hàng, tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ toàn hệ thống.
    Một ví dụ minh chứng cho tác động to lớn của rủi ro thanh khoản đối với ngân hàng chính là sự sụp đổ của ngân hàng Northern Rock. Trước thời điểm gặp nạn, Northern Rock là ngân hàng cỡ trung bình ở Anh, đứng thứ 5 trong lĩnh vực cho vay thế chấp nhà ở (mortgage), và kết quả kinh doanh của Northern Rock được coi là khá lành mạnh. Tuy nhiên, sau những thông tin cho rằng Northen Rock cho vay thế chấp tràn lan và đang khan hiếm tiền mặt, thanh khoản kém, hàng ngàn người gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng này đã xếp hàng từ sáng tới tối tại toàn bộ 76 chi nhánh của ngân hàng này để rút bằng được lượng tiền gửi của mình. Điều này đã dẫn tới việc sụt giảm ngay lập tức 31,46% giá cổ phiếu của Northern Rock trên thị trường chứng khoán và cả hệ lụy là đồng bàng Anh bị giảm giá nghiêm trọng. Sự hỗ trợ từ việc bơm tiền cũng như những phát biểu trấn an dân chúng của ngân hàng Trung ương Anh (BOE) cũng không thể cứu giúp cho ngân hàng này, dẫn tới việc bị quốc hữu hóa vào ngày 22/03/2008.
    Sự sụp đổ của Northern Rock là bài học đáng giá cho không chỉ các ngân hàng của Anh mà là cho tất cả các ngân hàng trên thế giới. Tại Việt Nam, năm 2012 là một năm khó khăn của hệ thống ngân hàng trong việc đáp ứng tính thanh khoản. Khủng hoảng tài chính do nền bong bóng bất động sản đã gây ra tình trạng nợ xấu cao cho toàn hệ thống ngân hàng khiến các ngân hàng mất khả năng thu hồi vốn vay, dẫn đến tính thanh khoản sụt giảm. Trong sự khó khăn đó, tài chính Việt Nam đã chứng kiến một số biến cố về nhân sự, ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng, mà điển hính là ngân hàng ACB. Điều này đã gây ra sự biến động trong lãi suất liên ngân hàng cũng như hoạt động bơm hút vốn của NHTW trên thị trường OMO.
    Nhận thấy sự phức tạp của vấn đề thanh khoản các ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua và ảnh hưởng sâu sắc của nó tới toàn bộ nền kinh tế, nhóm chúng em xin được nghiên cứu đề tài “Vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng từ đầu năm 2012 đến nay” để có thể đưa ra một cái nhìn tổng quan về vấn đề thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam trong năm qua, từ đó đưa ra một số giải pháp phần nào khắc phục hiện trạng này.
    II. Mục tiêu nghiên cứu:- Đưa ra những vấn đề lý thuyết cơ bản về rủi ro thanh khoản và các vấn đề liên quan đến thanh khoản của hệ thống ngân hàng.
    - Phân tích đánh giá thực trạng tính thanh khoản của toàn hệ thống thông qua những diễn biến trên hai thị trường OMO và liên ngân hàng, chính sách của ngân hàng nhà nước .từ năm đầu năm 2012 đến nay.
    - Đề xuất nhóm giải pháp tăng tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống và thúc đẩy phát triển nền kinh tế.


    Mục lục
    A. LỜI MỞ ĐẦU 2
    Tính cấp thiết của đề tài 2
    Mục tiêu nghiên cứu:. 3
    B. NỘI DUNG 5
    I. Lý thuyết về rủi ro thanh khoản:. 5
    1. Khái niệm tính thanh khoản và rủi ro thanh khoản. 5
    1.1. Khái niệm tính thanh khoản:. 5
    1.2. Khái niệm rủi ro thanh khoản. 5
    2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản. 5
    1.1 Mất cân đối kì hạn nguồn vốn và sử dụng vốn. 5
    2.2 Ảnh hưởng của lãi suất 5
    2.3 Chiến lược quản trị rủi ro của ngân hàng. 6
    II. Tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng từ đầu năm 2012 tới nay. 6
    1. Thị trường Liên ngân hàng. 6
    2. Thị trường OMO 10
    2.1 Hoạt động thông qua hợp đồng mua kì hạn. 10
    2.2 Hoạt động thông qua việc phát hành tín phiếu. 14
    3. Các ngân hàng thương mại: 15
    3.1. Tăng trưởng tín dụng:. 15
    3.2. Nợ xấu:. 16
    III. Giải pháp tăng tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. 18
    1. Các chính sách của ngân hàng nhà nước. 18
    2. Chiến lược quản trị rủi ro của các NHTM: 18
    C. KẾT LUẬN 21
    D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...