Tài liệu Vấn đề tên gọi và chủ quyền quốc gia trên vùng biển đông

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vấn đề tên gọi và chủ quyền quốc gia trên vùng biển đông




    I. Ý nghĩa đề tài:




    Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một quốc gia độc lập, có nền văn


    hiến


    lâu đời và đang phát triển ở vùng Đông Nam Á. Diện tích chung toàn vùng lãnh thổ của Việt Nam là 329.314,5km2, dân số 82.032.300 người, mật độ trung bình trong cả nước là 249 người/km2 (số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2004). Lãnh thổ Việt Nam gồm có vùng núi, vùng trung du và đồng bằng, vùng biển, hải đảo
    và vùng trời. Phía Bắc, Việt Nam tiếp giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và có đường biên giới chạy dài 1.150km. Về phía Tây, nước Việt Nam tiếp giáp nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân dân Lào và có 1.650km đường biên giới với nước này. Phía Tây Nam, Việt Nam tiếp giáp với lãnh thổ của Vương quốc Campuchia, có chiều dài 1.137km đường biên giới chung. Bờ biển của Việt Nam kể từ biên giới Việt-Trung cho đến biên giới Việt-Campuchia dài khoảng 3.260km. Nếu tính cả bờ biển các đảo và quần đảo trên biển Đông thì chiều dài
    này còn lớn hơn nhiều, khiến Việt Nam có độ dài bờ biển lớn hơn Thailand, ngang bằng với Malaysia và đứng đầu các nước ở bán đảo Trung Ấn. Theo Công ước Quốc tế, mỗi quốc gia có quyền ấn định lãnh hải của mình là 12 hải lý kể từ đường cơ sở, vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế được quy định với chiều rộng là 200 hải lý. Thềm lục địa cũng được tính cho đến 200 hải lý. Như vậy, Việt Nam có chủ quyền trên một vùng biển khá rộng lớn, khoảng 1 triệu km2 ở biển Đông .Vùng biển Việt Nam hiện nay tiếp giáp với ranh giới, lãnh hải của tám quốc gia: Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia, Brunei, Campuchia, Thailand và Singapore.


    Việt Nam có vùng trời bao trùm trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới

    và trên biển là ranh giới phía ngoài lãnh hải và không gian của các hải đảo. Điểm


    cực


    Bắc trên đất liền của Việt Nam nằm ở vĩ độ 23o23’ Bắc, kinh độ 105o20’ Đông


    thuộc


    huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam được


    xác


    định ở địa điểm xóm Mũi, Rạch Tàu, tỉnh Cà Mau, thuộc vĩ độ 8o34’ Bắc, kinh độ 104o40’ Đông. Điểm cực Đông nằm ở vĩ độ 20o40’ Bắc, kinh độ 109o24’ Đông thuộc
    bán đảo Hòn Khói, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Điểm cực Tây được xác định tại vĩ độ 22o22’ Bắc, kinh độ 102o10’ Đông, thuộc vùng núi Pulasan, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.


    Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, trên vòng cung châu Á – Thái Bình Dương. Đây là vùng kinh tế đang được phát triển và sẽ là vùng kinh tế phát triển nhất trong thế kỷ XXI. Mặt khác, Việt Nam nằm gần đường hàng hải quốc tế nối liền các quốc gia ở miền Tây Á và Nam Á với các nước ở miền Đông Á và
    Bắc Á. Vị trí địa lý này tạo nên những tiềm lực phát triển cho Việt Nam trong tương lai, giúp cho chính sách đối ngoại đa phương và đường lối kinh tế mở có điều kiện nhanh chóng trở thành hiện thực để đạt tới một nước Việt Nam thịnh vượng.


    Với những điều kiện thuận lợi như thế để đưa Việt Nam trên đường phát triển nhưng
    “Tranh chấp của quyền lãnh thổ, nhất là lãnh hải là một thách thức lớn của khu vực, trong khi đó, an ninh trên biển là điểm yếu của khu vực này”, đó là đánh giá của Hội nghị bàn tròn Chân Á Thái Bình Dương lần thứ VIII (06 – 08-06/1994 tại Kula Lumpur,
    Malaysia) với chủ đề “Xây dựng lòng tin và giảm xung đột ở Thái Bình Dương”

    Trong việc tranh chấp chủ quyền lãnh hải mà đặc biệt là hai khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong biển Đông hiện nay tuy chưa phải là cơn bùng phát dữ dội đe dọa đến nền hòa bình và an ninh khu vực Đông Nam Á, nhưng đây là điểm nóng âm ỉ mà khả năng “có thể có” xảy ra trong tương lai.


    Trong tình hình đó, tên gọi chỉ khu vực Biển Đông ở Đông Nam Á giữa các nước lại không thống nhất.Việt Nam gọi là Biển Đông, Trung Quốc gọi là Nam Hải (南海) và tên
    gọi quốc tế lại là Biển Nam Trung Hoa (South China sea).Những cách gọi này dễ


    gây ra ngộ nhận về vấn đề chủ quyền quốc gia ở biển Đông.




    Chính vì vậy để góp phần tìm hiểu những vấn đề trên biển Đông cũng như những


    vấn


    đề liên quan đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chúng tôi đã chọn đề


    tài


    “Vấn đề tên gọi và chủ quyền quốc gia trên vùng Biển Đông” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2005.


    Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương sau đây:




    - Chương I: Tổng quan về Biển Đông


    - Chương II: Vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên vùng Biển Đông


    - Chương III: Tên gọi biển Đông trong khu vực Đông Nam Á.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...