Đồ Án Vấn đề tạo động lực lao động tại các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Cơn bão suy thoái kinh tế “quét” qua Việt Nam khiến thị trường nhân lực phải cắt giảm đáng kể. Nhưng đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp tái cơ cấu, đồng thời rốt ráo kiếm và giữ cho được nhân tài. Bởi lẽ người tài thời nào cũng được trọng dụng, nhưng tìm được hiền tài đã khó, giữ chân họ còn khó hơn bội lần. Bất lực nhìn nhân tài lần lượt “rũ áo ra đi”, đó là tình cảnh chung của những người làm nhân sự trong các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ trước sự lôi kéo hấp dẫn của các “đại gia”. Thực tế đó khiến rất nhiều doanh nghiệp đứng trước những bài toán khó. Tăng lương thưởng trong lúc khó khăn tài chính thực sự không phải là biện pháp lâu dài và dễ gây sự mất cân bằng và sự ổn định trong nội bộ doanh nghiệp. Gây sức ép, thực hiện các cam kết bằng giấy tờ và trách nhiệm chỉ khiến nhân viên mau chóng ra đi. Lời giải nào cho bài toán giữ chân hiền tài? Xác định tầm nhìn nhân sự? Xây dựng và đẩy mạnh văn hóa doanh nghiệp? Giao quyền và tạo thử thách mới? Đào tạo và động viên khen thưởng?

    Do đó, hiểu được nhu cầu của người lao động là nhân tố quan trọng giúp cho các chính sách của doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ hơn với mong muốn, tâm tư của người lao động. Khi đạt được điều này, mức độ hài lòng của người lao động về công việc và tổ chức của mình sẽ tăng lên; vì vậy sẽ cống hiến nhiều hơn. Thực tế hoạt động của các doanh nghiệp thành công cho thấy họ rất chú ý đến yếu tố này và coi đó là một chiến lược quan trọng để tạo động lực khiến người lao động nâng cao hiệu quả làm việc, từ đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

    Vậy làm thế nào để tạo được động lực đối với người lao động? Câu hỏi này luôn được đặt ra đối với bất kỳ nhà quản lý nào muốn giành thắng lợi trên thương trường. Kích thích người lao động làm việc có năng suất chất lượng và hiệu quả góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.

    Xuất phát từ nhận thức trên tôi xin nghiên cứu đề tài “Vấn đề tạo động lực lao động tại các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam”.

    Mục đích nghiên cứu của đề tài trước hết để nhằm hiểu được một cách sâu sắc hơn về cơ sở lý luận chung của hoạt động tạo động lực lao động trong các tổ chức nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng. Nêu lên thực trạng của việc tạo động lực lao động tại các công ty tư nhân của Việt Nam.

    Từ đó đưa ra một số ý kiến đóng góp vào các giải pháp nhằm kích thích tinh thần làm việc của người lao động trong hoạt động tạo động lực cho người lao động, làm cho người lao động yên tâm công tác và phát huy hết khả năng làm việc của mình, đóng góp công sức xây dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển và giàu mạnh.

    Kết cấu đề án được trình bầy theo bố cục sau:

    - Chương 1: Cơ sở lý luận chung về tạo động lực.

    - Chương 2: Thực trạng tạo động lực lao động tại các công ty tư nhân ở Việt Nam.

    - Chương 3: Các giải pháp tăng động lực lao động tại các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam.


    _________________________


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

    1. Quản trị Kinh doanh - NXB Đại học kinh tế Quốc dân

    2. Quản trị nhân sự – Nguyễn Hữu Thân, 1998.

    3. Quản trị học căn bản – JamesH. Dounelly. JR

    JamesL. Gibson, John M. IANCEVICH, 2001

    4. Website Tổng Cục Thống Kê (http://www.gso.gov.vn)

    5. Nguyễn Thường Lạng (2005), Thuyết nhu cầu của A.Maslow với việc phát triển kỹ năng khuyến khích nhân viên.

    6. Tạp chí Nhà quản lý online (http://nhaquanly.vn)

    7. Tạp chí Lao động và Xã hội online (http://tcldxh.vn)

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...