Luận Văn Vấn đề tai nạn và một số giải pháp trong giao thông đường thủy nội địa VN

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Vấn đề tai nạn và một số giải pháp trong giao thông đường thủy nội địa VN

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài .Trang 1


    2. Nội dung nghiên cứu 2


    3. Phạm vi và mục đích nghiên cứu .2


    4. Phương pháp nghiên cứu 2


    5. Cơ cấu của luận văn .3


    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VÈ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM


    1.1 Khởi nguồn sự hình thành vận tải đường thủy trên thế giói và sự ra đòi phát triển của giao thông đường thủy ở nước ta .4


    1.1.1 Khởi nguồn sự hình thành vận tải đường thủy trên thế giới .4


    1.1.2 Khái quát sự ra đời phát triển của giao thông đường thủy ở nước ta 6


    1.2 Sự cần thiết ban hành và quan điểm, tư tưởng chỉ đạo việc soạn thảo luật giao thông đường thủy nội địa 7


    1.2.1 Sự cần thiết ban hành luật giao thông đường thủy nội địa 7


    1.2.2 Quan điểm và tư tưởng chỉ đạo việc soạn thảo luật giao thông đường thủy nội địa .9


    1.3 Vị trí, vai trò của giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam 9


    1.3.1 Vị trí của giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam 9


    1.3.2 Vai trò của giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam .10


    1.4 Các khái niệm chung về giao thông đường thủy nội địa Việt Nam 12


    1.4.1 Khái niệm về giao thông đường thủy nội địa Việt Nam .12


    1.4.2 Khái niệm về phương tiện giao thông đường thủy nội địa .14


    1.4.3 Khái niệm về thuyền viên và người lái phương tiện 15


    1.5 Một số vấn đề chung trong luật giao thông đường thủy nội địa Việt Nam 16


    1.5.1 Cơ sở để xây dựng luật giao thông đường thủy nội địa 16


    1.5.1.1 Cơ sở pháp lý .16


    1.5.1.2 Cơ sở thực tiễn .17

    1.5.2 Một số quy định chung về an toàn trong giao thông đường thủy nội địa Việt Nam 20


    1.5.2.1 Một số quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện giao thông đường thủy nội địa Việt Nam 20


    1.5.2.2 Một số quy định về phương tiện thủy nội địa 26


    1.5.2.3 Một số quy định về thuyền viên và người lái phương tiện 28


    1.5.2.4 Kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa .30


    CHƯƠNG 2: TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ


    2.1 Tổng quan về TNGTĐTNĐ Việt Nam 33


    2.1.1 Khái niệm TNGT đường thủy nội địa .33


    2.1.2 Phân loại TNGT đường thủy nội địa .35


    2.1.3 Một số đặc điểm TNGTĐT liên quan đến phương tiện chở khách, chở người


    gây ra 37


    2.2. Nguyên nhân gây ra TNGT đường thủy nội địa 40


    2.2.1 Do công tác quản lý Nhà nước 42


    2.2.2 Do người TGGT đường thủy nội địa 47


    2.2.3 Do phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật 48


    2.2.4 Do cơ sở kết cấu hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của giao thông đường thủy nội địa 49


    2.2.5 Do công tác cứu hộ cứu nạn không được quan tâm 50


    2.3 Hậu quả của TNGT đường thủy nội địa Việt nam .51


    2.3.1 Gây chết người, mất tích và thiệt hại tài sản .52


    2.3.2 Ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý 53


    2.3.3 Gây rối loạn an ninh trật tự xã hội 53


    2.4 Trách nhiệm pháp lý đối với người gây ra TNGT đường thủy .54


    2.4.1 Trách nhiệm hình sự 54


    2.4.2 Trách nhiệm hành chính 56


    2.4.3 Trách nhiệm dân sự .57


    2.5 Những giải pháp kiềm chế và tiến tới giảm dần TNGT đường thủy .57


    2.5.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luât trật tự ATGT


    đường thủy nội địa .58

    2.5.2 Tăng mức xử phạt và nâng cao hiệu quả TTKS, xử lý vi phạm trong lĩnh vực
    giao thông đường thủy .65


    2.5.3 Nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông 67


    2.5.4 Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo cấp bằng, CCCM cho người điều khiển phương tiện, đăng ký đăng kiểm phương .69


    2.5.5 Phải đặc biệt quan tâm đến công tác cứu hộ cứu nạn trong GTĐTNĐ 70


    2.5.6 Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước .71


    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO


    THÔNG ĐTNĐ VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT BẢN THÂN Ở VIỆT NAM


    3.1. Thực trạng tình hình trật tự ATGT đường thủy nội địa Việt Nam .74


    3.1.1 Tình hình TNGT đường thủy Việt Nam trong những năm qua 74


    3.1.2 So sánh TNGT đường thủy với một số tai nạn khác .81


    3.1.3 Thực trạng tình hình TTATGTĐTNĐ ở một số tỉnh, thành trong nước 82


    3.1.3.1 Thành Phố cần Thơ .82


    3.1.3.2 Tỉnh Hậu Giang .84


    3.1.3.3 Tỉnh Cà Mau .86


    3.1.4 Một số vụ TNGT đường thủy ở Việt Nam trong thời gian qua 86


    3.2. Những đề xuất của bản thân 88


    KẾT LUẬN 94


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Vấn đề giao thông thủy là một trong những vấn đề góp phần và làm thúc đẩy rất lớn đến sự phát triển về kinh tế của đất nước cũng như nguồn nhân lực hiện nay. Tuy nhiên, mặt trái của nó là vấn đề TNGT vẫn xảy ra, hiện nay trên thế giới và ở nước ta vẫn chưa có giải pháp khắc phục thỏa đáng, dù là nước phát triển hay đang phát triển TNGT và ùn tắc giao thông vẫn là gánh nặng. Tình hình tai nạn xảy ra ừên thế giới ngày nay ngày càng gia tăng mang tính chất nghiệm trọng hơn, cũng như ở Việt Nam trong những năm gần đây số vụ TNGT ngày càng nhiều làm thiệt hại rất lớn về người và của. Để khắc phục hậu quả của nó gây ra, trong những năm vừa qua với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông nói chung, GTĐT nói riêng nên công tác đảm bảo TTATGT đường thủy đã được quan tâm.


    Nhằm đảm bảo và điều chỉnh tĩnh hình TTATGT cũng như để xử lý, hạn chế hành vi vi phạm TTATGTĐT nên Nhà nước ta cụ thể là Chính Phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đưa ra những giải pháp vừa mang tính chiến lược vừa mang tính cấp bách với quyết tâm kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông, các cấp, các ngành đã tích cực triển khai thực hiện như Nghị định số 09/2005/NĐ-CP Quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐTNĐ, Chỉ thị số 31/2005/CT-TTg ngày 29-9-2005 về tăng cường công tác đảm bảo TTATGTĐTNĐ. Song việc ban hành pháp luật lại có nhiều bất cập như ban hành pháp luật không kịp thời, quy định của pháp luật gây khó khăn trong việc áp dụng để xử lý các hành vi vi phạm, cũng như khỏ khăn làm giảm tai nạn xảy ra. Do đó, mà tình hình TNGT lại có những diễn biến báo động, phức tạp và không theo một quy luật nào, tai nạn vẫn chưa được kiềm chế, nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về người và tài sản gây ra mà còn tăng so với những năm trước.


    Chính sự diễn biến phức tạp, báo động và gia tăng TNGT không theo quy luật nào mà đòi hỏi phải có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước chẳng hạn như đưa ra những biện pháp, chủ trương mới theo kịp tình hình phát triển để làm giảm thiểu tình trạng mất ổn định, trật tự, TNGT xảy ra mà vừa qua Chính Phủ ban hành Nghị quyết 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế TNGT và ùn tắc giao thông. Để thực hiện tốt vấn đề này thì cần phải có sự quản lý như thế nào là tốt ? Và giảm thiểu tối đa các vụ TNGT như thế nào là tốt ?


    Qua những phân tích trên về tình hình TTATGT của cả nước cũng như một số tỉnh, thành ở trong nước tác giả đã chọn đề tài “Vấn đề tai nạn và một số giải pháp trong giao thông đường thủy nội địa Việt Nam"


    2. Nội dung nghiên cứu


    Luận văn tốt nghiệp đề tài “Vấn đề tai nạn và một số giải pháp trong giao thông đường thủy nội địa Việt Nam”, người viết tập trung tìm hiểu những khái quát cơ bản của Luật GTĐTNĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành trong việc giữ gìn trật tự ATGT. Phân tích những nguyên nhân chính yếu gây ra TNGT đường thủy ở nước ta trong những năm qua, đồng thời nêu ra những hậu quả to lớn mà tai nạn gây ra cho xã hội và sự phát triển kinh tế của đất nước. Đồng thời, đưa ra một số giải pháp và phân tích đánh giá nhằm kiềm chế TNGT xảy ra. Qua sự phân tích đánh giá đó, người viết đưa ra những đề xuất của mình trong việc giữ gìn TTATGT và tiến tới giảm dàn TNGT đường thủy.


    3. Phạm vi và mục đích nghiên cứu


    Trong đề tài luận văn, người viết chỉ tập trung nghiên cứu tìm hiểu về TNGT trên ĐTNĐ ở Việt Nam qua các năm và tìm hiểu về tình hình TTATGT một số tỉnh, thành trong nước ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sau đó, đưa ra một số giải pháp kiềm chế TNGT và tiến tới giảm dần TNGT đường thủy trong tình hình mới.


    Mục đích của việc nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp “Vấn để tai nạn và một số giải pháp trong giao thông đường thủy nội địa Việt Nam ” là phân tích cho người đọc nhận thấy những tác hại to lớn của TNGT đường thủy gây ra cho sự an toàn của xã hội và sự phát triển kinh tế của đất nước. Qua phân tích những nguyên nhân, hậu quả của tai nạn, người viết tuyên truyền cho người TGGT hiểu rõ những quy định của pháp luật trong việc giữ gìn trật ATGT, tìm ra những quy định còn hạn chế, chưa phù hợp của pháp luật hiện hành trong vấn đề này, góp phần tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong việc thiết lập trật tự ATGT, giảm thiểu được những tai nạn cho mọi người khi TGGT.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp “Vấn đề tai nạn và một số giải pháp trong giao thông đường thủy nội địa Việt Nam ”, người viết đã sử dụng những kiến thức đã có, thu thập và tổng hợp những tài liệu liên quan đến ATGT và TNGT đường thủy, đồng thời kết hợp với việc khảo sát thực tiễn để minh chứng cho vấn đề.


    Tác giả đã tập hợp khá nhiều biện pháp nghiên cứu như biện pháp sưu tầm và nghiên cứu tài liệu, chọn lọc cơ bản; phân tích tổng hợp và so sánh xử lý số liệu; phương pháp liệt kê, giải thích; biện pháp thực tập thực tế và qua quá trình trải nghiệm trên thực tế để nghiên cứu, từ đó tác giả đề xuất giải pháp của minh nhằm góp phàn khắc phục những bất cập trên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...