Đồ Án Vấn đề sở hữu trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Vấn đề sở hữu trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN hiện nay


    A - Phần mở đầu
    Sở hữu - phạm trù cơ bản, phức tạp và hàm xúc của kinh tế chính trị. Vấn đề sở hữu luôn là vấn đề mấu chốt, nó liên quan đến vấn đề nền tảng nhất - cơ sở kinh tế của một chế độ xã hội. Bởi vậy, sự nhận thức đúng sai vấn đề này có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới việc giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội - chính trị của một quốc gia, nhất là quốc gia đó đang trong thời kỳ chuyển đổi, nó có tác động thúc đẩy sự phát triển hay suy vong của một đất nước.
    Theo “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản ” thì : “Chế độ sở hữu đã trải qua những thay đổi liên tiếp, những cải biến liên tục trong lịch sử ”, sở hữu vừa là kết quả, vừa là điều kiện cho sự phát triển của LLSX, là hình thức xã hội có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm LLSX. Vì vậy, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, sự phát triển của LLSX khác nhau thì tương ứng với nó là một quan hệ sở hữu khác nhau. Do đó, muốn nhận biết và phân biệt sự giống và khác nhau của các giai đoạn lịch sử xã hội không thể bỏ qua tiêu thức sở hữu.

    Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành thao cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, vấn đề sở hữu, các hình thức sở hữu và đổi mới quan hệ sở hữu để đổi mới KT - XH luôn thu hút sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu lý luận. Nó không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, nó quy định địa vị xã hội của mỗi cá nhân cũng như mỗi giai cấp. Do vậy, việc tìm hiểu nội dung kinh tế của sở hữu là cần thiết không những đối với lý luận kinh tế nói chung mà còn có thể đánh giá được các kết quả đổi mới của mỗi quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng. Nó không chỉ là kim chỉ nam cho hành động kinh tế của đất nước mà còn góp phần giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khắc phục sai lầm trong thực tiễn quản lý điều hành phát sinh vì sự hoàn thiện của chế độ sở hữu XHCN từ đó tạo nên cái nền vật chất pháp lý cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu cho mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh.

    Trong tất cả sự hiểu biết còn hạn chế củ mình, em xin được trình bày vấn đề đặt ra của bài viết với lòng mong muốn được học hỏi, được hiểu biết dưới sự chỉ bảo và hướng dẫn của thầy cô giáo để bài viết sau của em được hoàn thiện hơn.
     
Đang tải...