Tiểu Luận Vấn đề sở hữu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vấn đề sở hữu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

    LỜI MỞ ĐẦU

    kinh tế thị trường ở Việt Nam được phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. đó là sự định hướng cuả một xã hội mà sự hùng mạnh của nó nhờ vào sự giàu có, hạnh phúc của dân cư. Xã hội không còn chế độ người bóc lột người, dựa trên cơ sở: “Nhân dân lao động làm chủ, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân”. Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã gặt hái không ít thành công, tuy nhiên cũng gặp phải một số sai lầm, đặc biệt là vấn đề sở hữu ở nước ta. Đảng ta đã kịp thời khắc phục sai lầm đó tại đại hội lần thứ VII.
    Sở hữu về tư liệu sản xuất là một trong những vấn đề thời sự không những ở nước ta mà còn ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác. Nó cũng là một trong những vấn đề cơ bản của hệ thống quan hệ sản xuất, của các chế độ kinh tế-xã hội. Đối với nước ta, để thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tất yếu phải xác lập được chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất phát triển từ thấp đến cao theo hướng dần dần làm cho sở hữu xã hội chủ nghĩa giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân là một trong những nhiệm vụ then chốt và phải được tiến hành thật tốt trong suốt thời kỳ quá độ.
    Hiện nay, đang có những nhận xét, đánh giá, phê phán khác nhau về các hình thức sở hữu xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế, nước ta đã vấp phải sai lầm và còn nhiều lúng túng trong việc xây dựng chế độ sở hữu mới. Vì vậy nghiên cứu vấn đề sở hữu có ý nghĩa quan trọng và cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và đặc biệt đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

    MỤC LỤC
    Lời mở đầu 1
    Nội dung 2
    I- Phạm trù sở hữu và các khái niệm có liên quan 2

    1. Phạm trù sở hữu 2
    2. Đối tượng sở hữu 3
    3. Các hình thức sở hữu 4
    4. Sự phát triển của phạm trù sở hữu 5
    5. Phương pháp tiếp cận vấn đề sở hữu 7
    II- Cơ cấu sở hữu trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam 7
    1. Sự cần thiết phải tồn tại nhiều hình thức sở hữu 7
    2. Cơ cấu sở hữu trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam 9
    2.1. Hình thức sở hữu Nhà nước 9
    2.2. Hình thức sở hữu tập thể 14
    2.3. Hình thức sở hữu tư bản Nhà nước 18
    2.4. Hình thức sở hữu cá thể tiểu thủ 21
    2.5. Hình thức sở hữu tư bản tư nhân 23
    3. Mối liên hệ giữa các hình thức sở hữu 25

    Kết luận 26
     
Đang tải...