Tiểu Luận Vấn đề quyền nữ giới trong quốc triều hình luật

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VẤN ĐỀ QUYỀN NỮ GIỚI TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT


    Quyền con người hay nhân quyền (human rights) là phạm trù chỉ các quyền tự do của con người, đó là “những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào” . Nghĩa là khi mọi người sinh ra, đã được tạo hóa ban cho các quyền tất yếu không thể tước bỏ như quyền sống, quyền tự do ngôn luận, quyền làm giàu, quyền mưu cầu hạnh phúc; chính họ có quyền bình đẳng trong việc được hưởng các quyền đó.

    Thuật ngữ Quyền con người xuất hiện chính thức từ nửa sau thế kỷ XVIII, và nó được ghi nhận trong những văn bản pháp lý quan trọng, mở đầu là bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ, tiếp đến là bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp năm 1791; tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 của Liên hợp quốc và sau đó một loạt Hiến pháp của nhiều quốc gia đã ghi nhận các quyền con người như một bộ phận cấu thành của hiến pháp, như mục tiêu cần phải thực hiện của chính nhà nước đó.

    Quyền nữ giới là một trong những nội dung quan trọng dung quyền con người. Năm 1979 cộng đồng quốc tế đã thông qua bản Công ước xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ nhằm quy định những biện pháp đảm bảo cho phụ nữ ở mọi nơi có thể được hưởng thụ các quyền mà họ được ghi nhân, đồng thời từng bước xóa bỏ sự phân biệt trong đối xử, tạo ra sự bình đẳng người phụ nữ như chính bản công ước đã khẳng định:

    “Quyền con người của phụ nữ và trẻ em gái là không thể chuyển nhượng và là cấu phần không thể tách rời của các quyền con người phổ quát. Sự tham gia bình đẳng và đầy đủ của phụ nữ vào đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội và văn hoá hoá ở cấp độ quốc gia và khu vực quốc tế, và việc xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử là những mục tiêu ưu tiên của cộng đồng quốc tế” .

    Ở nước ta, năm 2006 Luật bình đẳng giới chính thức ra đời; đây vừa là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thừa nhận và bảo vệ các quyền của phụ nữ, vừa có ý nghĩa như sợi chỉ đỏ xuyên suốt cho quá trình thực hiện bình đẳng giới vì phụ nữ, vì sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Song nội hàm ý nghĩa và những mặt biểu hiện của nó đã được thể hiện trên một số bình diện của đời sống xã hội từ khi có nhà nước, đặc biệt là khi có luật pháp.

    Quốc triều hình luật thời Lê hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức ra đời trong thế kỷ XV khi Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống và giữ vai trò chủ đạo chi phối mọi mặt của đời sống xã hội. Mặc dù vậy các nhà lập pháp thời Lê đã biết kết hợp những ưu điểm của Nho giáo với những giá trị truyền thống của dân tộc để tạo ra một bộ luật mà cho đến ngày nay vẫn còn nhiều giá trị. Một trong những giá trị cơ bản và quan trọng của bộ luật là quyền con người. Quyền con người được phản ánh ở nhiều góc độ với nhiều đối tượng khác nhau: quyền bình đẳng thực thi pháp luật của các thành viên trong xã hội, quyền bình đẳng nam - nữ, bình đẳng vợ - chồng; quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em, người già, người tàn tật; quyền được giáo dục học tập Ở bài viết này, chúng tôi muốn đề cập tới vấn đề quyền phụ nữ thông qua việc tìm hiểu các điều luật của Quốc triều Hình luật thời Lê sơ. Từ đó góp phần khẳng định, ngay từ thế kỷ XV nhà nước phong kiến thời Lê sơ đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề quyền của con người, trong đó có quyền của phụ nữ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...