Tiểu Luận Vấn đề quyền con người và quyền công dân ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Tiểu luận 9 điểm)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HỌC VIỆN QUỐC TẾ, BỘ MÔN NHÂN QUYỀN

    Đề tài tiểu luận: Vấn đề quyền con người và quyền công dân ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

    Quyền con người được hiểu là những đặc quyền mà do tự nhiên con người vốn vẫn có. Đó là nhữngkhả năng hành động một cách có ý thức của con người. Tuy nhiên, tự bản thân chúng đặc quyền chưa phải là quyền, để đạt được cái gọi là quyền cần một yếu tố đó là quy chế pháp lý. Các đặc quyền của cá nhân khi trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật thì mới trở thành các quyền của con người. Không có luật pháp thì không có quyền của con người. Do đó, quyền của con người được định nghĩa là những đặc quyền của con người được pháp luật ghi nhận, điều chỉnh, do cá nhân con người nắm giữ trong mối liên hệ với nhà nước và với những cá nhân con người khác.
    Khái niệm về quyền công dân cũng ra đời từ lâu trong lịch sử, được sử dụng rông rãi trong xã hội tư sản. So với khái niệm quyền con người, khái niệm quyền công dân mang tính xác định hơn, gắn liền với mỗi quốc gia, được pháp luật của mỗi quốc gia quy định. Cũng do vậy nội dung , số lượng, chất lượng của quyền công dân ở mỗi quốc gia thường không giống nhau. Đương nhiên không có sự đối lập giữa quyền con người và quyền công dân.

    Quyền con người và quyền công dân là những khái niệm không đồng nhất xét về phương diện chủ thể lẫn nội dung. Quyền con người là khái niệm rộng hơn, một mặt quyền con người không loại trừ quyền công dân, mặt khác cũng không thể thay thế được khía niệm đó. Ngược lại, khái niệm quyền công dân cũng không thể chứa đựng hết khái niệm quyền con người. Trong ý nghĩa pháp lý, khái niệm quyền công dân hẹp hơn, không bao quát tất cả các quyền của cá nhân con người được nhà nước thừa nhận và bảo vệ bằng pháp luật trong nước cũng như pháp luật quốc tế. Về phương diện chủ thể, quyền con người ngoài cá nhân được xác định là công dân còn bao hàm cả những người không phải là công dân( người nước ngoài, người không quốc tịch, .). Những người này tuy không được hưởng quyền công dân nhưng vẫn được hưởng các quyền con người với tính cách là một thực thể tự nhiên – xã hội.


    MỤC LỤC​
    Lời nói đầu
    Chương I: Khái quát chung về quyền con người và quyền công dân
    1. Khái niện về quyền con người và quyền công dân
    2. Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân
    Chương II: Những nội dung cơ bản của vấn đề quyền con người và quyền công dân
    1. Nguồn gốc, bản chất của vấn đề quyền con người và quyền công dân
    2. Nội dung quyền con người và quyền công dân
    3. Điều kiện để đảm bảo quyền con người và quyền công dân
    Chương III: Thực trạng vấn đề quyền con người và quyền công dân
    1. Thực trạng vấn đề quyền con người và quyền công dân trên thế giới
    2. Thực trạng vấn đề quyền con người và quyền công dân ở Việt Nam
    3. Những vấn đề đang đặt ra cho nghiên cứu về quyền con người và quyền công dân tại Việt Nam
    Kết luận


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...