Tiểu Luận Vấn đề quốc tịch trong tư pháp quốc tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Vấn đề quốc tịch trong tư pháp quốc tế
    Giới thiệu chung
    Tôi xin được trình bày về những khó khăn thực tế mà các công dân của Việt Nam, Campuchia, Lào và Pháp gặp phải trong lĩnh vực quốc tịch.
    Sau đây, tôi xin được trích dẫn một đoạn trong cuốn sách "Người Pháp là gì?" của nhà
    chính trị học Patrick WEIL, chuyên gia nghiên cứu về chính sách nhập cư và quốc tịch,
    thay cho phần mở đầu của bài phát biểu. Thực vậy, Patrick WEIL đã bắt đầu cuốn sách
    bằng một loạt các câu hỏi sau:
    "Cơ sở nào để xác định một người là công dân Pháp? Bởi vì người đó sinh ra tại Pháp?
    Bởi vì người đó có cha, mẹ hoặc tổ tiên là người Pháp? Làm thế nào để cha, mẹ hoặc
    tổ tiên của người đó trở thành người Pháp? Liệu có phải họ cũng sinh tại Pháp? Cũng
    có cha, mẹ, tổ tiên là người Pháp? Kết hôn với một người Pháp? Hay họ đã được nhập
    quốc tịch Pháp? Người Pháp là gì?
    Ngày nay, những câu hỏi này thường xuyên được đặt ra đối với những người Pháp khi
    họ phải gia hạn thẻ căn cước: Bởi vì chỉ đến khi ấy, họ mới nhận ra rằng mình không
    thể chứng minh được quốc tịch Pháp".
    Thực vậy, qua đây, chúng ta có thể thấy rằng chứng minh một quốc tịch không phải là
    điều đơn giản, nhất là khi nhân thân của người có liên quan có gắn với yếu tố nước
    ngoài.
    Trước hết, tôi xin lưu ý rằng trong đa số trường hợp, quốc tịch Pháp được xác lập kể từ
    thời điểm một người sinh ra: khi đó, quốc tịch được xác lập là quốc tịch gốc.
    Tuy nhiên, pháp luật cũng cho phép người nước ngoài được nhập quốc tịch Pháp: trong
    trường hợp này, quốc tịch Pháp được xác lập sau sinh, trên cơ sở tuyên bố nhập quốc
    tịch (do kết hôn với công dân Pháp ) hoặc nhập quốc tịch theo quyết định của cơ
    quan có thẩm quyền hoặc đương nhiên nhập quốc tịch khi đến tuổi thành niên do sinh
    ra và cư trú tại Pháp.
    Ngoài ra, pháp luật Pháp quy định đương sự có nghĩa vụ chứng minh quốc tịch Pháp
    nếu không có giấy chứng nhận quốc tịch.
    Trong trường hợp được hưởng quốc tịch theo thủ tục tuyên bố nhập quốc tịch, giấy tờ
    chứng minh đã có sẵn và đương sự có nghĩa vụ trình bản sao tuyên bố nhập quốc tịch
    đã được đăng ký hoặc bản sao giấy khai sinh có chú thích về việc hưởng quốc tịch
    Pháp. Nếu không có các giấy tờ này, đương sự phải trình giấy xác nhận của cơ quan có
    thẩm quyền trực tiếp tiến hành đăng ký tuyên bố nhập quốc tịch.
    Trong trường hợp nhập quốc tịch hoặc trở lại quốc tịch theo quyết định của cơ quan
    có thẩm quyền, chứng cứ chứng minh là Công báo có đăng quyết định đó. Nếu không
    có được chứng cứ này, đương sự phải trình giấy xác nhận của Bộ có thẩm quyền hoặc
    bản sao giấy khai sinh có chú thích về việc nhập quốc tịch Pháp theo quyết định của
    cơ quan có thẩm quyền.
    Ngược lại, nếu quốc tịch Pháp là quốc tịch gốc, thì việc xác định quốc tịch gốc dựa trên
    hai nguyên tắc:
    Nguyên tắc huyết thống (jus sanguinis)
    và nguyên tắc nơi sinh (jus soli)
    Theo quy định pháp luật Pháp, một người được hưởng quốc tịch Pháp khi có từ hai thế
    hệ sinh ra trên lãnh thổ Pháp. Giấy tờ chứng minh trong trường hợp này là giấy khai
    sinh.
    Ngược lại, nếu một người được hưởng quốc tịch Pháp từ khi sinh ra theo nguyên tắc
    huyết thống, nhưng không sinh ra tại Pháp thì việc chứng minh quốc tịch để được cấp
    giấy chứng nhận quốc tịch Pháp tương đối khó khăn. Thực vậy, trong trường hợp
    đương sự sinh ra trên lãnh thổ trước kia từng là thuộc địa của Pháp, thì có thể nói
    nghĩa vụ chứng minh sẽ tăng lên gấp đôi. Bởi vì đương sự một mặt, phải chứng minh
    được mình đã được hưởng quốc tịch Pháp như thế nào trước khi đất nước độc lập
    (thường do một quy định pháp luật đặc biệt theo đó không được phép áp dụng hai lần
    nguyên tắc quyền nơi sinh) và mặt khác, phải chứng minh làm sao giữ được quốc tịch
    Pháp sau khi đất nước độc lập.
    Xuất phát từ những nhận xét này cũng như nội dung chủ đạo của Hội thảo và bối cảnh
    lịch sử giữa hai nước Việt Nam và Pháp, bài trình bày của tôi sẽ đi sâu vào phân tích
    tình hình và những khó khăn của các công dân Pháp có quan hệ với Việt Nam.
    Phần một giới thiệu về bối cảnh Đông Dương trong thời kỳ thuộc địa của Pháp. Phần
    hai tập trung trình bày về Hiệp định Pháp-Việt ngày 16 tháng 8 năm 1955. Hiệp định
    này giải quyết vấn đề quốc tịch nảy sinh sau khi Việt Nam giành được độc lập và đặc
    biệt là kể từ năm 1949. Phần ba trình bày về tình hình hiện nay.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...