Luận Văn Vấn đề quản trị giá cả ở doanh nghiệp xăng dầu Việt Nam trong 5 năm vừa qua

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 3/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài: Vấn đề quản trị giá cả ở doanh nghiệp xăng dầu Việt Nam trong 5 năm vừa qua
    A. Lời mở đầu:
    Câu chuyện quản lý giá là câu chuyện luôn luôn nóng ở Việt Nam, đặc biệt là trong ngành xăng dầu.
    Giá xăng dầu thế giới đang giảm mạnh song giá xăng dầu trong nước vẫn ngự trên đỉnh. Phải thiết lập thể chế giám sát thị trường hoạt động độc lập với cơ quan quản lý Nhà nước, với doanh nghiệp mới tính đến chuyện điều chỉnh giá xăng dầu một cách khả thi, linh hoạt.
    B. Cơ sở lý thuyết:
    I. Khái niệm:
    Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, dịch vụ, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hoá, dịch vụ đó
    Chiến lược giá cả: giá cả ảnh hưởng lớn đến đối khối lượng bán, tác động trực tiếp đến đối tượng lựa chọn và quyết định mua hàng của khách hàng. Vì vậy, địnhn giá vừa là khoa học vừa là nghệ thuật trong kinh doanh để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh
    II. Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về giá:

    1. Mục tiêu marketing:
    Trước khi định giá, công ty phải quyết định xem với sản phẩm đó thì cần phải đạt được điều gì. Nếu công ty chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường cẩn thận, thì chiến lược phối hợp marketing bao gồm cả giá cả, sẽ thực hiện khá dễ dàng. Đồng thời , công ty còn có các mục tiêu khác nữa. khi mục tiêu được xác định rõ ràng, việc định giá càng dễ dàng hơn. Các mục tiêu phổ biến là sự tồn tại, tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa thị phần và dẫn đầu về chất lượng sản phẩm.
    Tối đa hóa lợi nhuận: Nhiều công ty muốn đề ra một mức giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận hiện tại họ ước lượng mức cầu và phí tổn đi liền với những mức giá khác nhau và chọn ra mức giá có được lợi nhuận tối đa hoặc tỉ lệ doanh thu trên vốn đầu tư tối đa.
    Dẫn đầu thị phần:có công ty muốn đạt thị phần cao nhất. họ tin rằng công ty nào có thị phần lớn nhất sẽ có phí tổn thấp nhất và lợi nhuận về lâu dài là cao nhất. họ đeo đuổi thị phần bằng cách định giá thấp và một chương trình phối hợp hoạt động marketing đồng bộ để đạt được mục tiêu này.
    Dẫn đầu về chất lượng sản phẩm: Một công ty có thể lấy mục tiêu dẫn đầu về chất lượng sản phẩm trên thị trường, thường thì điều này đòi hỏi phải đưa ra mức giá cao.
    2. Chiến lược phối thức marketing:
    Giá cả là một trong các công cụ thuộc phối thức marketing mà công ty sử dụng để đạt được mục tiêu marketing của mình. Các quyết định về giá phải được phối hợp với những quyết định về sản phẩm, phân phối, truyền thông để hình thành một chương trình marketing nhất quán và có hiệu quả. Các quyết đưa ra cho những khâu khác thuộc phối thức marketing đều có ảnh hưởng đến những quyết định về giá. Chẳng han, các nhà sản xuất đang sử dụng nhiều nhà bán lại và mong rằng những người này sẽ ủng hộ và cổ động cho sản phẩm của mình thì có thể đưa vào giá mức lời hơn cho các nhà buôn. quyết định trên khai một vị trí có chất lượng cao sẽ có nghĩa rằng người bán phải để giá cao hơn để trang trải các chi phí cao.

    3. Chi phí:
    Việc định giá phải quan tâm đến chi phí để thõa mãn mục tiêu lợi nhuận. Chi phí bao gồm:
    - Chi phí cố định: là những chi phí không thay đổi theo khối lượng sản xuất hay doanh thu, ví dụ như: tiền thuê mặt bằng, chi phí quản lý, khấu hao tài sản cố định. Khi khối lượng sản xuất hay khối lượng bán tăng lên chi phí cố định tính cho một đơn vị sản phẩm giảm xuống.
    - Chi phí biến đổi: là những chi phí thay đổi trực tiếp theo khối lượng sản xuất. Khi khối lượng sản xuất tăng tổng chi phí biến đổi sẽ tăng theo. Chi phí biến đổi tính cho một đơn vị sản phẩm thì không thay đổi.
    4. Thị trường và nhu cầu:
    Thị trường và nhu cầu là yếu tố ảnh hưởng đặt biệt quan trọng tới việc định giá. Bản thân giá thị trường được hình thành do tác động cân bằng cung cầu. Các lọai thị trường khác nhau sẽ tác động khác nhau tới việc định giá. Thị trường cạnh tranh hòan hảo; thị trường cạnh tranh độc
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...