Luận Văn Vấn đề phí tham quan di sản văn hóa

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vấn đề phí tham quan di sản văn hóa




    Tóm tắt. Du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đời sống của nhân dân từng địa phương nói riêng với những ảnh hưởng đặc biệt tích cực đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển nền kinh tế sạch và đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Để phát triển du lịch, việc bảo tồn các di sản văn hóa vô hình và hữu hình là yêu cầu tiên quyết, đòi hỏi sự quản lý thống nhất của Nhà nước một cách khoa học, văn hóa. Đây là một hình thức hàng hóa công thuần túy, đòi hỏi có sự đầu tư thích đáng và phân cấp quản lý phù hợp giữa chính quyền trung ương với địa phương. Mặc dù phí tham quan đã được quy định rõ tại Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001 về Phí và Lệ phí, song việc thu phí ở một số nơi đã nảy sinh bất cập, gây bất bình đối với du khách. Bài viết này đề cập vấn đề thu phí tham quan di sản văn hóa dưới cách nhìn của Kinh tế học công cộng để bàn về tính hiệu quả của việc thu phí theo định hướng phát triển du lịch bền vững.







    1. Du lịch - ngành kinh tế đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế


    Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng kinh tế và mối đe dọa của biến đổi khí hậu toàn cầu, du lịch được nhiều nước đánh giá là ngành kinh tế đặc biệt quan trọng. Đại hội lần thứ 18 của Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc (UNWTO) quy tụ 360 đại biểu đến từ 112 quốc gia họp ngày 9/10/2010 tại Astana (Kazakhstan) đã kêu gọi các nước đặt du lịch vào trung tâm của gói kích cầu kinh tế sau khủng hoảng và chương trình cải cách dài hạn nhằm chuyển sang nền kinh tế xanh. Đại hội khuyến cáo chính phủ các nước hủy bỏ gánh nặng thuế lên ngành du lịch, đơn giản hóa việc cấp thị thực và thủ tục nhập cảnh. Đại hội nhấn mạnh vai trò quan trọng của du lịch trong phục

    hồi kinh tế sau khủng hoảng, như tạo công ăn việc làm, thúc đẩy thương mại và phát triển cơ sở hạ tầng.
    Hội nghị Bộ trưởng Du lịch lần thứ 6 của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) họp ngày 22/9/2010 tại thành phố Nara (Nhật Bản) cũng nêu bật vai trò quan trọng của du lịch. Ông Sumio Mabuchi - Bộ trưởng Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản khẳng định du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế và tạo việc làm ở Nhật Bản. Đại biểu của 21 nền kinh tế thành viên APEC tại Hội nghị cũng nhấn mạnh du lịch là một “động cơ tăng trưởng” trong chiến lược phát triển mới của các nền kinh tế vành đai Thái Bình Dương(1).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...