Tiến Sĩ Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
    Định dạng file word
    Tham khảo bản tiếng Anh tại đây: http://www.kilobooks.com/showthread.php?t=343230&referrerid=388746



    MỤC LỤC




    Trang



    MỞ ĐẦU

    1



    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

    6



    1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

    6



    1.2. Những giá trị của các công trình luận án cần tham khảo và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

    20



    Chương 2: PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - NHÌN TỪ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN VÀ NHÂN TỐ CHỦ QUAN

    24


    2.1. Một số khái niệm cơ bản

    24



    2.2. Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay

    43



    2.3. Những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan cơ bản tác động đến việc phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay

    54



    Chương 3: NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
    68


    3.1. Nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và nguyên nhân
    68


    3.2. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
    95


    Chương 4: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

    108



    4.1. Nhóm giải pháp thuộc về điều kiện khách quan cho việc phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao
    108


    4.2. Nhóm giải pháp thuộc về nhân tố chủ quan trong việc phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao
    119


    KẾT LUẬN
    144


    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
    146


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    147


    PHỤ LỤC
    156





    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Quá trình phát triển của lịch sử nhân loại đã chứng minh vai trò quan trọng của phụ nữ trong quá trình sản xuất vật chất, tinh thần, đặc biệt là tái sản xuất con người. Tuy nhiên, nhiều nơi trên thế giới, so với nam giới, phụ nữ vẫn phải chịu những thiệt thòi, chưa được đánh giá đúng về vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội.
    Trong thời gian qua, trên quy mô toàn cầu, nhiều quốc gia việc phát triển NNLN đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trên mọi phương diện: Trên bình diện xã hội, phụ nữ ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động của xã hội; Trong gia đình, người phụ nữ cũng đã nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ nam giới để phát triển và khẳng định bản thân. Tuy nhiên, không thể phủ nhận tình trạng phân biệt đối xử có tính bất công đối với phụ nữ vẫn đang tồn tại với những mức độ khác nhau ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt, đối với các nước nghèo, lạc hậu. Chính vấn đề này đã làm ảnh hưởng tới khả năng vươn lên khẳng định vị thế, vai trò và đóng góp của phụ nữ vào sự phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới.
    Dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò, vị trí, chức năng của phụ nữ, coi phụ nữ là động lực quan trọng của cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước đã có những đường lối, chủ trương, chính sách phát triển và sử dụng sức mạnh to lớn của NNLN cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, để phát triển được NNLNCLC trong điều kiện hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn: Điều kiện xuất phát của đất nước vốn đã lạc hậu; chịu ảnh hưởng tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” của Nho giáo nên vấn đề phát triển NNLNCLC là một nội dung quan trọng cần được đặc biệt quan tâm, nghiên cứu. Hiện nay, những cơ hội và thử thách đã và đang đặt ra hơn bao giờ hết, mọi tiềm năng quốc gia phải được khai thác hợp lý, trong đó có NNLN, đặc biệt là NNLNCLC.
    Nguồn nhân lực nữ, bộ phận chiếm phần nửa dân cư trong xã hội, với sức lao động dồi dào, óc sáng tạo phong phú, là nguồn lực to lớn và rất quan trọng có thể khai thác và phát triển nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.
    Trong những thập kỷ gần đây, hiện tượng cần ghi nhận ở nhiều quốc gia, khu vực khác nhau trên thế giới, số lượng phụ nữ nắm giữ các chức vụ chính quyền cấp cao, kể cả cấp cao nhất và bộ phận NNLNCLC ở các lĩnh vực khác nhau tăng lên rõ rệt. Thụy Điển là quốc gia tiêu biểu, “phụ nữ Thụy Điển có tất cả các quyền bình đẳng tuyệt đối như nam giới, từ giáo dục cho đến các quyền thừa kế tài sản. Hiện có ½ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong nghị viện, chính phủ và ban lãnh đạo các địa phương” [31, tr.107]. Mặc dù vậy, NNLNCLC vẫn chưa được khai thác và phát triển đúng với khả năng của nó. Thực tế chứng minh, NNLN không thua kém nam giới - xét trên phương diện trí tuệ, năng lực và những phẩm chất khác. Như vậy, việc phát triển NNLN, đặc biệt NNLNCLC là một trong những vấn đề quan trọng hiện nay. Bởi nếu không ta sẽ đánh mất đi một nửa sức mạnh của đất nước cho phát triển kinh tế - xã hội. Hơn nữa, việc giải phóng, phát triển tiềm năng trí tuệ của NNLNCLC là đòi hỏi khách quan và bức thiết của sự phát triển xã hội. Trình độ phát triển xã hội đã tạo điều kiện khách quan cho phép khai thác và phát triển tiềm năng đó ở mức độ cao hơn. Muốn khai thác được tối đa sức mạnh của NNLNCLC thì chúng ta phải biết kết hợp một cách có hiệu quả sự tác động của điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong quá trình tác động vào việc phát triển NNLNCLC. Do vậy, NNLNCLC nước ta cần được phát triển như là một bộ phận quan trọng của NNLCLC nói chung trong quá trình phát triển đất nước hiện nay.
    Vừa là một bộ phận của phụ nữ Việt Nam, vừa là một bộ phận của nguồn nhân lực nước ta, NNLNCLC đã và đang say mê lao động sáng tạo với nhiệt tình và khả năng vốn có của mình đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước và sự nghiệp đấu tranh giải phóng phụ nữ. Đồng thời, nguyện vọng tha thiết chung của NNLNCLC là xã hội và gia đình tạo cho họ những điều kiện khách quan thuận lợi để nâng cao trình độ, khả năng nhằm góp phần to lớn hơn vào quá trình phát triển đất nước Việt Nam ngày một giàu mạnh.
    Với mục đích như vậy, việc nghiên cứu vấn đề phát triển NNLNCLC - nhìn từ góc độ tác động qua lại giữa điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan và những đóng góp của họ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian qua như thế nào? Trên cơ sở đó tìm ra giải pháp khả thi để phát triển được NNLNCLC đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước là vấn đề bức thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
    Với suy nghĩ vậy, tôi chọn đề tài “Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ Triết học.
    2. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận án
    2.1. Mục tiêu của luận án
    Trên cơ sở làm rõ sự cần thiết và những điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan cơ bản tác động đến việc phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay, đánh giá thực trạng NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNLNCLC đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
    2.2. Nhiệm vụ của luận án
    Thứ nhất, nghiên cứu tổng quan những vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Trên cơ sở đó, kế thừa những giá trị tích cực của các công trình nghiên cứu trước và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.
    Thứ hai, hệ thống hóa và luận giải những khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài; Phân tích tầm quan trọng và những điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan cơ bản tác động tới việc phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay.
    Thứ ba, phân tích thực trạng, nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra trong việc phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay.
    Thứ tư, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án tiếp cận từ góc độ triết học nhìn từ mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của vấn đề phát triển NNLNCLC ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu về NNLNCLC (trong độ tuổi học tập và lao động) tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội từ khi Đảng ta tiến hành đổi mới đất nước.
    Nghiên cứu thực trạng NNLNCLC và những vấn đề đặt ra trong phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay, qua số liệu thống kê NNLNCLC tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị và khoa học, công nghệ. Với giả thiết là các lĩnh vực khác cũng có điều kiện phát triển giống như các lĩnh vực này.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Cơ sở lý luận: Luận án được nghiên cứu trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người, nguồn lực con người, nguồn nhân lực chất lượng cao, vai trò của phụ nữ, giải phóng phụ nữ và những nghiên cứu về lao động nữ đã có.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu:
    Luận án vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin làm cơ sở phương pháp luận để luận giải, phân tích vấn đề.
    Luận án sử dụng các phương pháp lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp, trừu tượng hóa và khái quát hóa, đối chiếu so sánh, xử lý số liệu thống kê.
    Ngoài ra còn kết hợp với các phương pháp liên ngành của xã hội học và khoa học về giới .
    5. Đóng góp về mặt khoa học của luận án
    Luận án góp phần làm rõ thêm về NNLNCLC, phát triển NNLNCLC và tầm quan trọng của việc phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay.
    Luận án góp phần phân tích thêm một số mâu thuẫn cơ bản từ tiếp cận giới trong việc phát triển NNLNCLC của Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra một số giải pháp thuộc về điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan chủ yếu nhằm phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay.
    Bước đầu luận án có những tiếp cận mới về vấn đề giới trong chiến lược NNLNCLC nói riêng và NNLCLC của Việt Nam nói chung.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    - Luận án góp phần vào việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về NNLNCLC, bổ sung thêm những cơ sở khoa học có thể tham khảo trong hoạch định chiến lược và chính sách cụ thể liên quan đến vấn đề phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay.
    Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về NNLNCLC, về giới và phát triển trong các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam hiện nay.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.




    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Trần Thị Vân Anh - Lê Ngọc Hùng (2000), Phụ nữ, giới và phát triển, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
    2. Ban Nữ công Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Phát huy nguồn lao động nữ ở ngoại thành Hà Nội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu khoa học, Hà Nội.
    3. Hoàng Chí Bảo (2006), Văn hóa và con người Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    4. Nguyễn Trọng Bảo (chủ biên, 1996), Gia đình, nhà trường, xã hội với việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ người tài, Chương trình khoa học - công nghệ cấp Nhà nước KX-07, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    5. Tony Buzan (2007), Bản đồ tư duy trong công việc, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
    6. Hoàng Văn Châu (2009), "Phát triển NNLCLC cho hội nhập kinh tế - vấn đề cấp bách sau khủng hoảng", Tạp chí Kinh tế đối ngoại, (số 38).
    7. Chính phủ (2011), Mục tiêu chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.
    8. Chương trình Khoa học - Công nghệ cấp Nhà nước KX05 (2003), Nghiên cứu văn hóa, con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Hà Nội.
    9. Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    10. Phạm Tất Dong (1995), Trí thức Việt Nam - thực tiễn và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    11. Phạm Tất Dong (chủ nhiệm đề tài Khoa học xã hội - 0309) (1999), CNH, HĐH và tầng lớp trí thức. Những định hướng chính sách.
    12. Phạm Tất Dong (2001), Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    13. Nguyễn Thị Kim Dung (2010), Hồ Chí Minh với cuộc đấu tranh về quyền bình đẳng của phụ nữ, Nxb Dân trí, Hà Nội.
    14. Nguyễn Thị Thanh Dung (2010), Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    15. Nguyễn Hữu Dũng (2002), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Lý luận chính trị, (8), tr.25-30.
    16. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
    17. Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Văn Đạo (2008), “Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lao động và xã hội, (số 329).
    18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành TW khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành TW khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...