Tiến Sĩ Vấn đề phát triển nguồn nhân lực con người trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa tỉnh nghệ an

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ 2014
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, dân tộc, nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất, là yếu tố cơ bản quyết định các nguồn lực khác; quyết định đến sự thành công hay thất bại của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quá trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói riêng.
    Ở nhiều quốc gia trên thế giới, vấn đề nguồn lực con người luôn được quan tâm. Hiện tượng các nước công nghiệp mới (NICs) châu Á là những minh chứng rõ ràng nhất cho việc quan tâm đúng mức đến vai trò quyết định của nguồn lực con người trong quá trình CNH - HĐH. Một trong những nguyên nhân mang tính đặc trưng chung cho tất cả các nước này để đi đến thành công chính là chỗ họ sớm nhận thức được vai trò quyết định của nguồn lực con người và đầu tư thỏa đáng cho chiến lược con người; đặt lên hàng đầu chất lượng nguồn lao động, đặc biệt là các yếu tố văn hóa, kỹ thuật và kỷ luật, đi trước một bước về giáo dục và đào tạo, coi đó là chìa khóa của cánh cửa tăng trưởng, là điều kiện đảm bảo cho thắng lợi của sự nghiệp CNH - HĐH. Đây là một rong những bài học hết sức bổ ích cho Việt Nam. Với ý nghĩa đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng ta đã xác định, một rong những quan điểm chỉ đạo quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [27, tr.85].
    Hiện nay chúng ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra một cách hết sức mạnh mẽ; toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đã và đang trở thành xu thế lớn của thời đại. Đây không chỉ là thách thức, mà đó còn là thời cơ, điều kiện, là cơ hội thuận lợi để cho chúng ta có thể2 vận dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo con đường rút ngắn, đi tắt, đón đầu. Để tận dụng có hiệu quả thời cơ, vượt qua những thách thức đang phải đối mặt, chúng ta rất cần có nguồn nội lực mạnh, trước hết là nguồn lực con người với bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, trí tuệ cao, có năng lực nắm bắt và vận dụng có hiệu quả khoa học và công nghệ của nhân loại vào điều kiện cụ thể của nước ta.
    Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam không đơn giản chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế, mà chính là quá trình biến đổi sâu sắc, toàn diện mọi mặt đời sống xã hội nhằm đưa xã hội phát triển lên một giai đoạn mới về chất. Để đáp ứng yêu cầu đó, phải có nguồn lực con người đủ về số lượng, phát triển cao về chất lượng với một cơ cấu hợp lý, thật sự là động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững. Tại Đại hội lần thứ XI, Đảng ta chỉ rõ, một rong ba khâu đột phá để thực hiện Chiến lược tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững. là “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ" [36, tr.32]. Nghệ An hiện vẫn là một tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, việc làm thiếu, thất nghiệp nhiều,. trong lúc đó tiềm năng và lợi thế về nguồn lực con người cũng như tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác, sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả, thậm chí còn bị lãng phí. Rất nhiều sinh viên khi ra trường không trở về quê hương Nghệ An công tác; rất nhiều nhà khoa học có uy tín là con em xứ Nghệ còn công tác xa quê; không ít doanh nhân thành đạt đang hoạt động, sản xuất, kinh doanh ngoài địa bàn tỉnh . Tất cả đó đang ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn Nghệ An nói riêng.
    Vậy làm thế nào để có được nguồn lực con người phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, hợp lý về cơ cấu (theo ngành, vùng, lĩnh vực kinh tế, theo trình độ, độ tuổi,.); làm thế nào để khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn lực con người - với tư cách là nguồn lực nội tại, cơ bản và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung, đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng; làm thế nào hướng sự phát triển kinh tế- xã hội do chính con người tạo ra vào phục vụ con người một cách tốt nhất; làm thế nào thu hút được lực lượng lao động chất lượng cao về Nghệ An công tác v.v. Đó là những câu hỏi đã và đang được đặt ra và cần sớm có lời giải đáp. Đề tài "Vấn đề phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An hiện nay" mà nghiên cứu sinh lựa chọn làm luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành CNDVBC và CNDVLS muốn góp một phần nhỏ vào việc giải quyết vấn đề lớn trên đây.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở phân tích thực trạng, tầm quan trọng, yêu cầu cơ bản việc phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, ở tỉnh Nghệ An nói riêng, luận án đề xuất quan điểm định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn lực con người trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Nghệ An hiện nay.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau:
    Thứ nhất: phân tích thực trạng, tầm quan trọng, yêu cầu cơ bản của việc phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
    Thứ hai: Phân tích thực trạng nguồn lực con người và thực trạng phát triển nguồn lực con người ở tỉnh Nghệ An trong những năm qua và những vấn đề đặt ra.
    Thứ ba: Đề xuất quan điểm định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Nghệ An hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Vấn đề phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Vấn đề phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An hiện nay (các số liệu chủ yếu từ năm 200 trở lại đây).
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
    4.1. Cơ sở lý luận
    - Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người, nguồn lực con người, phát triển nguồn lực con người trong quá trình phát triển xã hội nói chung, quá trình trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng. Ngoài ra luận án còn kế thừa những kết quả đạt được của một số công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa DVBC và CNDVLS, kết hợp với các phương pháp lôgíc - lịch sử; quy nạp và diễn dịch; khái quát hóa - trừu tượng hóa; thống kê - so sánh; phương pháp xử lý số liệu.v.v.Trên cơ sở xác định phương pháp như trên, trước khi phân tích thực trạng phát triển nguồn lực con người ở Nghệ An, tác giả luận án đi từ quan niệm chung về nguồn nhân lực (nguồn lực con người), phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam - có tham khảo thêm một số tư liệu nước ngoài- lấy đó làm cơ sở để phân tích thực trạng phát triển nguồn lực con người ở Nghệ An từ đó đề xuất quan điểm định hướng và tìm giải pháp để phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Nghệ An hiện nay.
    5. Đóng góp mới của luận án
    - Luận án góp phần làm rõ vai trò của việc phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, ở tỉnh Nghệ An nói riêng. - Đề xuất quan điểm định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Nghệ An hiện nay.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    - Luận án góp phần luận giải vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, ở tỉnh Nghệ An nói riêng. - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, giảng dạy và những ai quan tâm đến vấn đề phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, ở tỉnh Nghệ An nói riêng.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án gồm 4 chương, 7 tiết.

    MỤC LỤC
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6
    1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến nguồn lực con người, phát triển nguồn lực con người 6
    1.2. Những nghiên cứu liên quan đến giải pháp phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá 19
    1.3. Một số công trình, văn bản liên quan đến nguồn lực con người, phát triển nguồn lực con người ở Nghệ An 25
    Chương 2: PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 3
    2.1. Nguồn lực con người, phát triển nguồn lực con người, các yếu tố cơ bản tác động đến phát triển nguồn lực con người ở nước ta hiện nay 3
    2.2. Tầm quan trọng và yêu cầu cơ bản của việc phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay 54
    Chương 3: PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 80
    3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An hiện nay 80
    3.2. Thực trạng nguồn lực con người và phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An hiện nay 8
    3.3. Một số vấn đề đặt ra đối với việc phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An hiện nay 9
    Chương 4: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY 10
    4.1. Quan điểm định hướng phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Nghệ An hiện nay 10
    4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Nghệ An hiện nay 18
    KẾT LUẬN 14
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 146
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
    PHỤ LỤC 160
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...