Thạc Sĩ Vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong mọi thời đại lịch sử, vấn đề con người luôn là vấn đề trung tâm của
    triết học. Học thuyết Mác là sự tiếp nối và là bước ngoặt trong nhận thức về phát
    triển con người, nó tạo ra tiền đề lý luận để nhân loại bước sang một kỷ nguyên
    mới, “con người từ vương quốc của tất yếu chuyển sang vương quốc của tự do”
    và ngược lại “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự
    do của tất cả mọi người”. Đây là bản chất nhân văn sâu xa của học thuyết Mác
    và qua đó, nó định hướng cho sự phát triển tiến bộ tiếp theo của loài người.
    Là người Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ
    Chí Minh, hơn ai hết là người ý thức rõ, nhận thức sâu sắc học thuyết Mác về
    con người và phát triển con người toàn diện. Tiếp thu và vận dụng sáng tạo học
    thuyết đó của chủ nghĩa Mác vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam, Chủ
    tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: “con người là vốn quý nhất, chăm lo
    cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta”, rằng
    “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ
    nghĩa”. Từ lập trường tư tưởng đó, mọi hoạt động của Hồ Chí Minh luôn luôn
    “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Và việc xây
    dựng con người Việt Nam mới – con người phát triển toàn diện đã trở thành tư
    tưởng quán xuyến, nhất quán trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của
    Người. Và với Người, “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, đào tạo
    “những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa”, có sự phát triển toàn diện,
    “vừa hồng, vừa chuyên”, vừa có đức, vừa có tài, bao giờ cũng là “một việc rất
    quan trọng và rất cần thiết”, là mối quan tâm hàng đầu.
    Lấy chủ nghĩa Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người và phát
    triển con người toàn diện làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho đường lối
    và chiến lược phát triển con người toàn diện ở Việt Nam, Đảng Cộng sản ViệtNam đã ban hành và thực hiện trên thực tế đường lối và nhiều chủ trương, chính
    sách, giải pháp phát triển con người Việt Nam mới - con người Việt Nam phát
    triển toàn diện cả về trí lực lẫn thể lực, cả về khả năng lao động lẫn tính tích cực
    chính trị - xã hội, cả về lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản
    lĩnh văn hoá, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển nguồn nhân lực
    chất lượng cao cho công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
    đại hoá và hội nhập quốc tế.
    Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, trong những năm qua, chúng
    ta đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn về phát triển con người toàn diện. Con
    người Việt Nam không ngừng phát triển cả về thể lực, trí lực và tâm lực, có ý
    thức và khả năng làm chủ ngày càng cao. Song, trong bối cảnh hiện nay, khi
    nhân loại đã và đang có những bước tiến rất dài trong chiến lược và thực tiễn
    phát triển con người. Cùng với đó là sự phát triển như vũ bão của cuộc cách
    mạng khoa học - công nghệ, của xu thế hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri
    thức, đòi hỏi chúng ta phải có sự phát triển nhanh về chất lượng con người Việt
    Nam, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đang đặt ra.
    Đáp ứng sự đòi hỏi đó, trong gần 30 năm đổi mới, nhất là trong những
    năm gần đây, ở Việt Nam đã có không ít công trình nghiên cứu, đề tài khoa học,
    luận án tiến sĩ, luận văn cao học lấy quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa
    Mác - Lênin về con người, bản chất con người, giải phóng con người và phát
    triển con người toàn diện. Lấy tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người
    Việt Nam mới, “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, đào tạo “những người
    kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội” và lấy quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
    Nam về phát triển con người Việt Nam hiện đại - con người Việt Nam của thời
    kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức
    làm đối tượng nghiên cứu. Không ít những đề tài và chương trình khoa học đã
    được ứng dụng trong thực tế và kết quả đạt được trong sự nghiệp phát triển con
    người Việt Nam cũng không nhỏ. Tuy nhiên, bản thân sự phát triển con người ởnước ta đã và đang tồn đọng nhiều yếu kém, nhiều hạn chế và nhiều bất cập,
    như: thể lực con người Việt Nam còn chưa tốt, mặt bằng dân trí còn chưa cao,
    trình độ chuyên môn và trình độ khoa học, kỹ thuật của người lao động còn thấp,



    tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm còn chưa cao, tính sáng tạo và khả năng thích
    ứng với những biến đổi mới trong lao động và cuộc sống còn chưa tốt, sự tự mãn
    dẫn đến tinh thần học hỏi và trí tiến thủ còn yếu . Nhiều vấn đề khác, như: sự
    chênh lệch về mức sống và điều kiện sống của người dân giữa các vùng, miền,
    các dân tộc, các bộ phận dân cư; tình trạng thất nghiệp còn nhiều; tình trạng mất
    dân chủ trong xã hội làm cho quyền của một bộ phận không nhỏ nhân dân bị vi
    phạm; sự yếu kém về y tế và trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng; sự
    yếu kém, bất cập trong giáo dục - đào tạo; nạn ô nhiễm môi trường, bệnh dịch;
    sự xuống cấp về văn hóa cũng như sự suy thoái về đạo đức, lối sống và thẩm
    mỹ, v.v và v.v cũng đã và đang trở thành lực cản và là thách thức rất lớn cho
    sự phát triển con người Việt Nam. Tất cả những vấn đề đó đặt ra: phải có một
    công trình có khả năng cung cấp cơ sở lý luận, phương pháp luận và cơ sở thực
    chứng khoa học, sát thực, khả thi nhằm đẩy mạng sự nghiệp xây dựng con người
    Việt Nam mới – con người phát triển toàn diện, đáp ứng sự đòi hỏi của thực tiễn.
    Với những lý do trên đây, chúng tôi chọn Vấn đề phát triển con người toàn
    diện ở Việt Nam hiện nay làm đề tài nghiến cứu cho luận án tiến sĩ của mình.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở làm rõ quan niệm về phát triển con người toàn diện trong học
    thuyết Mác, trong tư tưởng Hồ Chí Minh và trong quan điểm của Đảng Cộng sản
    Việt Nam, luận án phân tích thực trạng, những vấn đề đặt ra trong phát triển con
    người toàn diện ở Việt Nam hiện nay; từ đó, xác định định hướng, đề xuất một
    số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển con người toàn diện ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...