Thạc Sĩ Vấn đề phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các do

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vấn đề phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Vấn đề phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay
    Định dạng file word


    mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Đảng ta
    chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo điều kiện để các thành
    phần kinh tế cùng phát triển nhất là các DNNQD. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định
    kinh tế ngoài quốc doanh là bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đồng thời là
    chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN.
    Tình hình phát triển kinh tế nhiều thành phần trong những năm qua cho thấy, khu vực
    kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, chiếm tỷ
    trọng ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế góp phần tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển
    kinh tế - xã hội của đất nước. Sự phát triển nhanh của các DNNQD trong thời gian qua đã
    mang lại hiệu quả to lớn. Đặc biệt là huy động được nguồn lực cho đầu tư phát triển đất
    nước, tiếp thu khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại tiên tiến, xây dựng kết cấu hạ tầng,
    tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước, có ý nghĩa then chốt trong giải quyết các vấn đề xã
    hội, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, đào tạo phát triển đồng đều giữa các vùng trong cả
    nước.
    Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã tác động sâu sắc làm chuyển dịch cơ cấu
    giai cấp công nhân nước ta bởi tính sở hữu hợp pháp của các thành phần kinh tế. Cơ cấu,
    chất lượng đội ngũ công nhân lao động ở nước ta ngày càng phát triển phong phú, đa dạng
    và thay đổi nhanh chóng. Bên cạnh sự thay đổi mang tính tích cực đã có nhiều những bất
    cập xảy ra: về việc làm, đời sống, công bằng xã hội, quan hệ chủ thợ v.v Nhiều chủ
    doanh nghiệp trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã không chấp hành, không làm
    đúng các quy định của pháp luật lao động, vi phạm quyền lợi của người lao động như việc
    làm, tiền lương, giao kết hợp đồng lao động, BHLĐ, ký kết TƯLĐTT, điều kiện làm việc
    cho người lao động. Vì vậy đã phát sinh nhiều mâu thuẫn trong quan hệ lao động, tình
    trạng tranh chấp lao động và đình công của công nhân lao động trong các doanh nghiệp
    ngày càng ra tăng và có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là trong các doanh nghiệp khu vực
    ngoài quốc doanh.
    Đi đôi với chính sách mở cửa hội nhập với nền kinh tế quốc tế là công cuộc cải cách
    hành chính của Đảng và Nhà nước ta nhằm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đan
    xen cùng phát triển; chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, tạo thế chủ động
    cho các doanh nghiệp phát triển. Trong quá trình sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà
    nước một bộ phận công nhân lao động nghỉ chế độ chính sách hoặc chuyển sang các
    thành phần kinh tế khác trong các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty trách nhiệm
    hữu hạn, công ty cổ phần, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do đó số công
    nhân lao động trong doanh nghiệp Nhà nước giảm.
    Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và
    người lao động, với chức năng bảo vệ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của các DNNQD, việc thành lập công đoàn cơ sở ở các
    doanh nghiệp này để bảo vệ lợi ích cho người lao động là một nhiệm vụ trọng tâm của tổ
    chức Công đoàn, nhằm tập hợp đông đảo giai cấp công nhân nâng cao nhận thức cho
    công nhân lao động về đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, bảo vệ
    lợi ích người lao động, đồng thời xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà ổn định nhằm
    phát triển sản xuất kinh doanh tiến tới công bằng, dân chủ văn minh.
    Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn mới của tổ chức Công đoàn
    là phải đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động, nhanh chóng mở rộng phạm vi, đối
    tượng tập hợp đông đảo công nhân lao động trong các thành phần kinh tế vào tổ chức
    Công đoàn. Đây là yêu cầu khách quan của tổ chức công đoàn và hoàn toàn phù hợp với
    chủ trương đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.
    Xuất phát từ những điều nói trên, tác giả chọn đề tài: “Vấn đề phát huy vai trũ của
    Cụng đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp
    ngoài quốc doanh hiện nay” làm đề tài nghiên cứu và hy vọng góp phần vào việc nghiên
    cứu và đề ra những giải pháp để xây dựng và nâng cao vai trò của Công đoàn trong các
    DNNQD.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Từ những năm 80 của thế kỷ XX cho đến nay, trước sự chuyển biến của nền kinh tế thế
    giới, trước tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, cơ sở xã hội - chính trị của tổ chức công
    đoàn đã có những biến đổi quan trọng. Nhiều nhà lý luận công đoàn trong nước và nước
    ngoài đã viết những tác phẩm về chủ đề công đoàn và các giải pháp của nó nhằm tập hợp
    ngày càng đông đảo quần chúng để bảo vệ lợi ích của bản thân người lao động trước những
    thách thức của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Tôn Trung Phạm một nhà nghiên
    cứu về giai cấp công nhân, công đoàn ở Trung Quốc đã có tác phẩm “Kinh tế thị trường xã
    hội chủ nghĩa và công đoàn” (người dịch sang tiếng Việt: Nguyễn Tiến Chiên, do Ban đối
    ngoại Tổng Liên Đoàn Việt Nam, Trường Đại học Công đoàn và nhà xuất bản lao động xuất
    bản năm 1997. Hai tác giả người Nga: V.N.Kiselev và V.G Smolkov đã có tác phẩm “Quan
    hệ đối tác xã hội ở Nga”, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của công đoàn trong quan hệ đối tác
    ba bên: Công đoàn (đại diện cho người lao động), giới chủ và nhà nước. Các tác giả này đã
    có nhiều ý kiến giá trị cho cán bộ công đoàn Việt Nam tham khảo.
    Trước yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, xuất phát từ tầm quan
    trọng của việc nâng cao vị trí, vai trò và chức năng của Công đoàn Việt Nam để đáp ứng
    đòi hỏi của thời kỳ hội nhập, nhiều nhà nghiên cứu lý luận Việt Nam đã tập trung nghiên cứu
    về Công đoàn. Có thể liệt kê một số tác giả, tác phẩm mới được công bố những năm gần
    đây như:
    “Giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường
    định hướng xã hội chủ nghĩa” của PGS.TS Nguyễn Viết Vượng, Nxb Lao động, năm
    2003.
    “Nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư
    nước ngoài” của TS. Dương Văn Sao, chủ biên, Nxb Lao động, năm 2003.
    “Lý luận Mác - Lênin về công đoàn và vận dụng vào hoạt động công đoàn Việt Nam
    trong kinh tế thị trường” của PGS.TS Nguyễn Viết Vượng, năm 2005.
    Ngoài ra, còn có một số bài nghiên cứu về vai trò của công đoàn trên các tạp chí,
    "Mấy suy nghĩ về công tác đào tạo, quy hoạch cán bộ Công đoàn hiện nay" của Lê Phan
    Ngọc Rỉ, Tạp chí Lao động và Công đoàn, ngày 2 tháng 8 năm 1999,"Công đoàn Việt
    Nam với cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng" của Cù Thị Hậu, Tạp chí Cộng sản,
    tháng 4 năm 2000,“Vai trò của Công đoàn Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế” của
    PGS.TS Nguyễn Viết Vượng Tạp chí Cộng sản, tháng 7 năm 2007 .
    Các công trình và bài viết nêu trên phần lớn tập trung phân tích và khẳng định
    những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin công đoàn, đồng thời đặt những luận điểm
    này trong những điều kiện lịch sử cụ thể để phân tích, nghiên cứu. Về Công đoàn, các
    công trình, bài viết đó chỉ đề cập đến mối quan hệ giữa Đảng và Công đoàn, những giải
    pháp để nâng cao vai trò của Công đoàn nói chung. Trong khi đó “Vấn đề phát huy vai
    trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động hiện nay" đặc
    biệt là trong các DNNQD chưa trình bày một cách cơ bản và có hệ thống trong bất kỳ
    một công trình khoa học nào, nếu có thì cũng chỉ được trình bày lướt qua, đề cập đến một
    biểu hiện nào đó của vấn đề mà thôi. Vì vậy, đề tài “Vấn đề phát huy vai trò của Công
    đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài
    quốc doanh hiện nay" không trùng lặp với các công trình, bài viết đã được công bố.
    Trong đề tài này, tác giả đã kế thừa có chọn lọc các kết quả của những công trình có
    trước, tiếp tục bổ sung, phát triển hơn nữa, góp phần làm sáng tỏ vấn đề. Tác giả cũng hy
    vọng rằng có thể vận dụng được những kết quả nghiên cứu vào hoạt động thực tiễn để tổ
    chức Công đoàn đạt được hiệu quả tốt hơn trong bảo vệ lợi ích của người lao động ở các
    DNNQD, để công đoàn xứng đáng là tổ chức chính trị - xã hội của người lao động hiện
    nay.
    3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
    3.1. Mục đích: Trên cơ sở làm sáng rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò
    của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động ở các
    DNNQD, luận văn góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc xác định những giải pháp
    thực hiện tốt vai trò của Công đoàn trong tình hình hiện nay.
    3.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, luận văn đề cập đến các nội dung cơ
    bản sau:
    + Công đoàn Việt Nam và vai trò của nó.
    + Thực trạng vai trò của Công đoàn Việt Nam đặc biệt là vai trò bảo vệ lợi ích của
    người lao động ở DNNQD hiện nay.
    + Quan điểm và giải pháp nhằm phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong
    việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở DNNQD hiện nay.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    4.1. Đối tượng nghiên cứu: Để hoàn thành mục tiêu đề ra, luận văn đi sâu phân tích
    đánh giá Vai trò của công đoàn và phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam ở DNNQD
    hiện nay.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu và tìm hiểu vai trò của
    Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các DNNQD hiện
    nay.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    Để giải quyết nhiệm vụ của luận văn, chúng tôi dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
    Mác - Lênin và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vai trò của Công đoàn.
    Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin,
    phương pháp kết hợp lôgic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp
    so sánh và điều tra xã hội học trong việc nghiên cứu để thực hiện được nhiệm vụ và đạt
    được mục đích mà luận văn đề ra.
    6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
    Từ việc phân tích vị trí của Công đoàn Việt Nam, luận văn đã làm rõ vai trò của
    Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các DNNQD và đề
    xuất một số giải pháp để phát huy vai trò của Công đoàn trong giai đoạn hiện nay.
    Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho các cán bộ công đoàn hoạt
    động, phục vụ công tác giảng dạy tại các trường đào tạo cán bộ công đoàn các cấp.
    7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    - ý nghĩa lý luận:
    + Luận văn làm rõ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về công đoàn, vai trò của
    Công đoàn và vận dụng những quan điểm lý luận trên vào nghiên cứu vai trò của công
    đoàn trong các DNNQD.
    + Làm rõ những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của công đoàn
    và vận dụng những quan điểm trên vào giải quyết vấn đề vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ
    lợi ích người lao động.
    + Những quan điểm của các nhà khoa học về sự chuyển biến của hoạt động công
    đoàn trước tác động của hội nhập kinh tế quốc tế.
    - ý nghĩa thực tiễn:
    + Làm rõ sự chuyển biến của hoạt động Công đoàn thế giới và Việt Nam trước tác
    động của hội nhập hiện nay.
    + Phân tích thực trạng hoạt động Công đoàn Việt Nam trong những DNNQD hiện
    nay.
    8. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
    chương, 8 tiết.


    Danh mục tài liệu tham khảo
    1. Hoàng Chí Bảo (2000), "Xây dựng giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp
    hoá, hiện đại hoá đất nước - từ lý luận đến thực tiễn", Lao động và Công đoàn, (2).
    2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997), Đề cương bài giảng môn triết học Mác - Lênin,
    Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    3. Đặng Ngọc Chiến (2000), "Công nhân, viên chức, lao động và Công đoàn Việt Nam
    với phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ đổi mới", Tạp chí Cộng sản,
    (20).
    4. Chính phủ (1995), Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995.
    5. Hoàng Minh Chúc (1998), "Phong trào Công đoàn Việt Nam trong hơn mười năm
    đổi mới", Tạp chí Cộng sản, (14).
    6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb
    Sự thật, Hà Nội.
    7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb
    Sự thật Hà Nội.
    8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    10. Đinh Đăng Định (2002), Giá trị bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình xây dựng
    giai cấp công nhân Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
    11. Cù Thị Hậu (2001), "Giai cấp công nhân Việt Nam đi đầu thực hiện đường lối đổi
    mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo", Lao động và Công đoàn, (243).
    12. Hội đồng Bộ trưởng (1992), Nghị định số 302/HĐBT ngày 19/8/1992 về quyền và
    trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, cơ quan.
    13. Nguyễn Văn Khởi (2000), "Về vai trò của cán bộ công đoàn cơ sở trong các doanh
    nghiệp", Lao động và Công đoàn, (243).
    14. V.I.Lênin (1971), Công đoàn trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nxb Lao
    động, Hà Nội
    15. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    16. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    17. V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 31, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    18. Luật Công đoàn (1990), Nxb Lao động, Hà Nội.
    19. C.Mác và Ph. Ăngghen (1983), Toàn tập, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    20. C.Mác và Ph.Ăngghen (1980), Bàn về công đoàn, tập 1, Nxb Lao động, Hà Nội.
    21. C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    22. C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    23. Hồ Chí Minh (1981), Đường Cách mệnh, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    24. Đỗ Đức Ngọ (2000), "Công cụ và phương pháp công tác tư tưởng của Công đoàn
    Việt Nam", Lao động và Công đoàn, (215).
    25. Văn Nhân (1999), "Bàn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn", Lao
    động và Công đoàn, (8).
    26. Tôn Trung Phạm (1995), Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và công đoàn, Nxb
    Lao động, Hà Nội.
    27. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp 1992), Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    28. Dương Văn Sao (2005), Thực trạng và những giải pháp đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà
    nước với Công đoàn Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
    29. Dương Văn Sao (2007), Tác động tới việc làm, đời sống của người lao động khi
    Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới và các giải pháp hoạt động
    công đoàn, Nxb Lao động, Hà Nội.
    30. Văn Tạo (1997), Một số vấn đề về giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    31. Đan Tâm (2002), Công đoàn Việt Nam thế kỷ 21 phát triển trong thách thức, Nxb
    Lao động, Hà Nội.
     
Đang tải...