Luận Văn Vấn đề phát huy nhân tố con người trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở Quảng Bì

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vấn đề phát huy nhân tố con người trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở Quảng Bình hiện nay


    MỤC LỤCMỤC LỤC 1
    MỞ ĐẦU 2
    1. Tính cấp thiết của đề tài khoá luận. 2
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 5
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 5
    5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của khoá luận. 5
    6. Đóng góp của khoá luận. 5
    Chương 1. 6
    KHÁI LUẬN CHUNG VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC 6
    1.1 Quan niệm về con người trong triết học trước Mác. 6
    1.2 Quan niệm về con người trong triết học Mác - Lênin. 6
    1.2.1 Bản chất con người 6
    1.2.2 Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội 8
    1.2.3 Vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử. 9
    1.3 Một số vấn đề về con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá 9
    Chương 2. 10
    XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở QUẢNG BÌNH HIỆN NAY VỚI VIỆC PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI 10
    2.1 Khái quát về tình hình Quảng Bình trong thời kỳ hiện nay. 10
    2.1.1 Kinh tế. 11
    2.1.2 Văn hoá - xã hội 12
    2.1.3 Quốc phòng - an ninh. 13
    2.2 Đặc điểm và vai trò của nhân tố con người Quảng Bình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. 13
    2.2.1 Đặc điểm của nhân tố con người Quảng Bình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. 13
    2.2.2 Vai trò của nhân tố con người Quảng Bình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. 15
    2.3 Thực trạng và giải pháp phát huy nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Quảng Bình hiện nay. 16
    2.3.1 Thực trạng nhân tố con người hiện nay ở Quảng Bình. 16
    2.3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nhân tố con người ở Quảng Bình hiện nay 17
    KẾT LUẬN 19
    MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài khoá luậnTriết học đã nghiên cứu nhiều vấn đề, song vấn đề trung tâm của nó, vấn đề con người vẫn luôn được đề cao. Điều đó thể hiện ngay trong định nghĩa: “Triết học là hệ thống những lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vai trò của con người trong thế giới ấy”. Việc tìm hiểu, nghiên cứu về thế giới chung quy lại đều phục vụ việc tìm hiểu con người, phát triển con người. Xã hội loài người càng phát triển thì vấn đề con người càng được đánh giá cao và tìm hiểu sâu sắc. Ví dụ như thời cổ đại người ta tôn thờ những thế lực siêu nhiên, con người chỉ là kẻ tôi tớ phụng sự ý trời. Nhưng đến thời hiện đại, con người đã trở thành những kẻ chinh phục thế giới bằng trí tuệ và năng lực của mình. Ở mỗi nấc thang phát triển của loài người, vấn đề con người lại được nhìn nhận ở những khía cạnh, mức độ khác nhau. Ở thời đại hiện nay, vấn đề con người là vấn đề trung tâm, quyết định đối với sự phát triển của một đất nước. Và với Việt Nam thì vấn đề này càng trở nên cấp thiết do Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo xu hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ sở lý luận của sự nghiệp đổi mới đó chính là tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nan cho mọi hoạt động của toàn Đảng, toàn dân ta.
    Trong thực tiễn của những năm qua, với việc áp dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và triết học Mác - Lênin nói riêng về vấn đề con người trong quá trình đổi mới, thực hiện sự nghịêp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo xu hướng xã hội chủ nghĩa; Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn rất đáng hoan nghênh. Vì vậy việc khai thác, nghiên cứu triết học Mác-Lênin về vấn đề con người là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách. Trong khi đó, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sự tác động của cơ chế thị trường đang bộc lộ nhiều bất cập về con người cho sự phát triển đất nước. Làm thế nào để phát huy có hiệu quả vai trò nhân tố con người trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay nói chung và với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở Quảng Bình nói riêng? Đây là vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng đang được nghiên cứu một cách có hệ thống, cơ bản, kịp thời nhằm tìm kiếm giải pháp phù hợp. Do đó để đánh giá đúng con người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế - xã hội hiện nay phải dựa trên những quan điểm, góc nhìn của triết học Mác - Lênin. Bởi nội dung triết học Mác - Lênin về con người đề cập đến nhiều vấn đề đó là: Bản chất của con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử .Việc nắm vững và vận dụng tốt quan điểm triết học Mác - Lênin về con người ở nước ta hiện nay là một công việc cực kỳ quan trọng và cấp bách nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đó là sự hiểu biết sâu sắc và vận dụng linh hoạt quan điểm, tư tưởng của triết học Mác - Lênin nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và chuẩn bị những con người có đầy đủ năng lực và đạo đức cách mạng để phục vụ mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đặc biệt với Quảng Bình là một tỉnh ở khu vực Bắc Trung Bộ có nền kinh tế - xã hội còn nghèo, điều kiện xây dựng và phát triển gặp nhiều khó khăn, trở ngại nên yêu cầu của việc nghiên cứu đề ra những mục tiêu, chính sách đúng đắn để phát triển đưa nền kinh tế - xã hội ở Quảng Bình đi lên là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách.
    Với ý nghĩa đó, tôi chọn: “Vấn đề phát huy nhân tố con người trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở Quảng Bình hiện nay” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu của khoá luận
    Vấn đề nghiên cứu con người Việt Nam từ lâu đã được đề cập đến và là mối quan tâm chung của nhiều ngành khoa học, kể cả một số ngành khoa học tự nhiên, công nghệ và các ngành khoa học xã hội nhân văn. Từ mỗi góc độ của mình, các nhà khoa học chuyên ngành đã tiếp cận được ở mức độ tương đối sâu sắc về các vấn đề liên quan đến con người Việt Nam, tính cách dân tộc Việt Nam, đến việc giáo dục và phát triển con người Việt Nam trong thời đại mới. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu như Xã thôn Việt Nam (Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội, 1959) và Tìm hiểu tính cách dân tộc (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1963) của GS. Nguyễn Hồng Phong, Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam của GS. Trần Văn Giàu (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980); đã tập trung vào nghiên cứu những đặc điểm và giá trị của con người Việt Nam truyền thống, từ giác độ của khoa học lịch sử, dân tộc học. Các công trình đó đã hệ thống hoá và khái quát hoá hệ tư tưởng, hệ thống đạo đức và tính cách của con người Việt Nam trong truyền thống (bao gồm các mặt tích cực, tiêu cực). Từ đó các nhà nghiên cứu đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải kế thừa và phát huy những giá trị, loại bỏ những phản giá trị trong truyền thống để xây dựng, phát triển con người Việt Nam trong điều kiện xã hội mới.
    Trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đến nay, chúng ta đã thu được nhiều thành tựu mới trong việc nghiên cứu con người Việt Nam. Chúng ta đã tìm hiểu, khám phá sâu sắc hơn con người Việt Nam nhằm động viên, khai thác mạnh mẽ, hiệu quả các tiềm năng của mỗi con người, mỗi tập thể lao động và của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam vào tiến trình đưa nước ta sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
     
Đang tải...