Luận Văn Vấn đề phát huy giá trị văn hóa dân tộc Cơtu ở tỉnh Quảng Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Văn hóa là nền tảng sinh hoạt tinh thần của con người trong xã hội, phản ánh trình độ phát triển của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc. Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với xu thế hội nhập và quốc tế hóa ngày càng cao. Bên cạnh những thay đổi, chuyển biến về mặt kinh tế nói chung, xã hội đã đặt ra cho lĩnh vực văn hóa nhiều vấn đề mới. Đặc biệt là những vấn đề nảy sinh do sự thay đổi của cơ cấu kinh tế, kết cấu xã hội và sự biến đổi của cơ chế quản lý. Bên cạnh đó còn có những vấn đề văn hóa nảy sinh từ quá trình đô thị hóa gắn liền với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặt khác, trình độ dân trí được nâng cao cũng làm cho nhu cầu hưởng thụ văn hóa gia tăng về quy mô và chất lượng. Sự chuyển tiếp thế hệ còn đặt ra vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống sao cho đảm bảo được sự phát triển bền vững của đất nước.
    Về nguyên tắc, muốn xây dựng được một nền văn hóa tiên tiến, có hệ giá trị đa dạng và ngày càng phong phú thì mỗi dân tộc vừa phải tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của mình, vừa phải sử dụng những thành quả kinh tế, chính trị, giáo dục và đặc biệt là những thành quả của khoa học- công nghệ hiện đại cho việc đẩy mạnh sáng tạo các giá trị văn hóa mới. Bởi vì chỉ có một nền văn hóa tiên tiến mang bản sắc dân tộc, mới đảm bảo cho một quốc gia có sự phát triển bền vững.
    Lịch sử văn hóa dân tộc Cơtu là một bộ phận, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa Việt Nam. Với số dân đứng thứ hai sau người Kinh ở Quảng Nam, cộng đồng dân tộc Cơtu có từ lâu đời với đời sống tâm linh phong phú đã hình thành nền văn hóa chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc. Song những giá trị truyền thống của dân tộc này có nguy cơ mai một do chịu sự tác động bởi những mặt trái của nền kinh tế thị trường, những hạn chế của việc thực hiện chính sách định cư, quy hoạch phát triển kinh tế Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Cơtu là nhiệm vụ cấp thiết nhằm góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
    Trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và được chỉ đạo bởi đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, việc phát huy giá trị văn hóa dân tộc Cơtu đang là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của tổ chức Đảng, chính quyền và nhân dân Quảng Nam. Với nhận thức bước đầu như trên, chúng tôi chọn “Vấn đề phát huy giá trị văn hóa dân tộc Cơtu ở tỉnh Quảng Nam hiện nay” làm đề tài luận văn của mình.

    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Cùng với việc tham gia Thập kỷ quốc tế về văn hóa trong phát triển (1987-1996) và chủ trương bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa do UNESCO (Tổ chức văn hóa thế giới) phát động, Đảng ta xác định: “văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế- xã hội”. Trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan niệm mới về văn hóa của phương Tây mà điểm cốt lõi là đề cao nhân tố văn hóa trong phát triển, phát huy những giá trị văn hóa, coi trọng việc bảo vệ bản sắc dân tộc, đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa; trong số đó, có những công trình tiêu biểu sau đây:
    Trong cuốn sách Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về văn hóa do Phạm Duy Đức chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2008), các tác giả đã bàn luận quan điểm của các nhà triết học mácxít về xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa và một số lĩnh vực cơ bản như văn hóa chính trị, vấn đề xây dựng con người, đạo đức, lối sống, tín ngưỡng
    Trong cuốn Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, năm 2002), các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên đã phân tích về thực chất của toàn cầu hoá nhìn từ góc độ triết học, giá trị học, quan hệ của toàn cầu hoá với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, những giải pháp và dự báo về vị trí, vai trò, khả năng của giá trị truyền thống trong sự phát triển nền văn hoá nước ta hiện nay.
    Tác giả Nguyễn Huy Hoàng trong cuốn Mấy vấn đề triết học văn hóa (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, năm 2002), đã xem xét văn hóa trong sự phát triển của tri thức triết học từ góc độ lịch sử đến góc độ phương pháp luận để trên cơ sở đó suy ngẫm về một số vấn đề cấp bách đối với thực tiễn cuộc sống và văn hóa hôm nay.
    Tác giả Nguyễn Khoa Điềm trong cuốn Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2001), đã tiếp cận những yếu tố cấu thành nền văn hóa, những tiền đề lý luận và thực tiễn hoạt động văn hóa do Đảng ta lãnh đạo để nêu những nét chính về tính tiên tiến của nền văn hóa mà nhân dân ta đang xây dựng, về bản sắc văn hóa dân tộc, qua đó đề xuất một số biện pháp cơ bản và kiến nghị để xây dựng, phát triển văn hóa.
    Trong cuốn Cơ sở triết học của văn hóa nghệ thuật Việt Nam do Đỗ Huy chủ biên (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, năm 2002), các tác giả đề cập đến những khía cạnh phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh liên quan mật thiết đến nền tảng tư tưởng và tư duy triết học của sự phát triển văn hóa nghệ thuật nói chung, sự phát triển của các mô thức văn hóa nghệ thuật Việt Nam nói riêng.
    Nghiên cứu về văn hóa dân tộc Cơtu, cũng có nhiều công trình với nhiều tác phẩm, dẫn liệu mà chủ yếu là điều tra, truy tìm và giới thiệu những giá trị văn hóa ở dạng vật thể, phi vật thể; trong đó tiêu biểu, gồm có:
    Trong cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam viết về văn hóa dân tộc Cơtu là Tìm hiểu văn hóa Katu (Nxb Thuận Hóa, năm 2002), tác giả Tạ Đức đã nêu những vấn đề và cách lý giải những khía cạnh đời sống văn hóa của dân tộc Katu (cách gọi tộc danh của tác giả), qua đó người đọc có thể tiếp cận những giá trị và các tập tục lạc hậu của người Cơtu ở Quảng Nam.
    Trong cuốn Nhà Gươl của người Cơtu (Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, năm 2006), tác giả Đinh Hồng Hải bằng việc mô tả kiến trúc Gươl và các lễ hội văn hóa của người Cơtu, đã chỉ ra những khía cạnh đời sống tinh thần của người Cơtu ở Quảng Nam.
    Tác giả Lưu Hùng trong cuốn Góp phần tìm hiểu văn hóa Cơtu (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2006), đã giới thiệu những nét chính của văn hóa dân tộc Cơtu, những giá trị tín ngưỡng và tập tục lạc hậu diễn ra trong đời sống của người Cơtu ở Quảng Nam.
    Viết về chính bản thân mình cùng với những nét đặc trưng của dân tộc mình, tác giả Bh’riu Liếc trong cuốn Văn hóa người Cơtu (Nxb Đà Nẵng, năm 2009), đã trình bày một cách sinh động về tộc danh, phạm vi cư trú, tính cách con người cùng với những phong tục, tập quán và các lễ hội cổ truyền của người Cơtu ở Quảng Nam.
    Trong công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Thông, cuốn Katu- kẻ sống đầu nguồn nước (Nxb Thuận Hóa, năm 2005), đã lý giải về nguồn gốc hình thành tộc người, phạm vi cư trú và tộc danh của người Cơtu, đồng thời tác giả cũng nêu một số phong tục, tập quán, lễ hội của dân tộc này.
    Cuốn tư liệu Người Cơtu ở Việt Nam (Nxb Thông tấn, Hà Nội, năm 2009) của Trần Tấn Vịnh đã ghi lại bằng hình ảnh, miêu tả văn hóa người Cơtu ở Quảng Nam trong cuộc sống hằng ngày và các sinh hoạt lễ hội.
    Có thể khẳng định, cho đến nay chưa có công trình nào xuất bản và công bố mà trùng với hướng tiếp cận và nội dung đề tài “Vấn đề phát huy giá trị văn hóa dân tộc Cơtu ở tỉnh Quảng Nam hiện nay”. Điểm mới của đề tài ở chỗ, vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin về văn hóa vào việc tiếp cận giá trị văn hóa dân tộc Cơtu ở Quảng Nam và nêu giải pháp phát huy giá trị đó trong giai đoạn hiện nay.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    Mục đích của đề tài
    Từ quan điểm triết học Mác- Lênin về văn hóa và vai trò của văn hóa, làm rõ những giá trị và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy giá trị văn hóa dân tộc Cơtu ở tỉnh Quảng Nam hiện nay.
    Nhiệm vụ của đề tài
    Phân tích quan điểm triết học Mác- Lênin về khái niệm, bản chất, cấu trúc, chức năng và giá trị của văn hóa.
    Phân tích những giá trị văn hóa dân tộc Cơtu ở Quảng Nam và đề xuất giải pháp phát huy những giá trị đó trong giai đoạn hiện nay.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
    Cơ sở lý luận của đề tài là quan điểm triết học Mác- Lênin về văn hóa và vai trò của văn hóa.
    Phương pháp nghiên cứu của đề tài là kết hợp vận dụng những nguyên tắc của phép biện chứng duy vật với các phương pháp như thống nhất giữa logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, trừu tượng hóa và khái quát hóa, so sánh, điều tra xã hội học để trình bày nội dung.
    5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Khảo sát đời sống văn hóa dân tộc Cơtu ở tỉnh Quảng Nam hiện nay, thông qua một số tư liệu, tài liệu nghiên cứu về vấn đề trên.
    6. Đóng góp của luận văn
    Luận văn góp phần làm rõ những giá trị văn hóa của dân tộc Cơtu ở tỉnh Quảng Nam và đề xuất giải pháp phát huy những giá trị đó trong giai đoạn xã hội hiện nay.
    Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội- nhân văn, nhất là những nghiên cứu về văn hóa, góp phần tích cực cho việc tìm kiếm các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Quảng Nam.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có 2 chương (5 tiết).



    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài 6
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài 7
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 11
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 11
    5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 11
    6. Đóng góp của luận văn 12
    7. Kết cấu của luận văn 12
    Chương 1: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN VỀ VĂN HÓA
    1.1. Khái niệm và bản chất của văn hóa 13
    1.1.1. Khái niệm văn hóa 13
    1.1.2. Bản chất của văn hóa 23
    1.2. Cấu trúc, chức năng của văn hóa 25
    1.2.1. Cấu trúc của văn hóa 25
    1.2.2. Chức năng của văn hóa 32
    1.3. Giá trị văn hóa và việc phát huy giá trị văn hóa 35
    1.3.1. Giá trị văn hóa 35
    1.3.2. Phát huy giá trị văn hóa 38
    Chương 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN VỀ VĂN HÓA VÀO VIỆC PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC CƠTU Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY
    2.1. Những giá trị văn hóa dân tộc Cơtu ở Quảng Nam 43
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên và lịch sử của dân tộc Cơtu 43
    2.1.2. Những nội dung cơ bản của văn hóa dân tộc Cơtu từ góc nhìn triết học 48
    2.1.2.1. Văn hóa vật thể 48
    2.1.2.2. Văn hóa phi vật thể 57
    2.1.2.3. Nhận xét những đặc trưng của văn hóa dân tộc Cơtu 69
    2.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị văn hóa dân tộc Cơtu ở tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay 74
    2.2.1. Các giải pháp về kinh tế 74
    2.2.2. Các giải pháp về chính trị- tư tưởng 79
    2.2.3. Các giải pháp về văn hóa, giáo dục 87
    KẾT LUẬN 87
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...