Thạc Sĩ Vấn đề phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ n

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vấn đề phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Vấn đề phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay (Thực tế tỉnh Vĩnh Phúc)
    Định dạng file word


    Mục lục
    Trang
    Mở đầu
    Chương 1: Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây
    dựng đạo đức mới của người phụ nữ hiện nay
    Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và giá trị đạo đức truyền
    thống phụ nữ
    Nội dung, yêu cầu của việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống
    dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ hiện
    nay
    Chương 2: Phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
    trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ
    nữ hiện nay. Thực trạng, phương hướng và giải
    pháp. (qua thực tế ở tỉnh Vĩnh Phúc)
    Thực trạng và một số vấn đề nảy sinh trong việc phát huy giá trị
    đạo đức truyền thống của người phụ nữ Vĩnh Phúc hiện nay
    Một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy giá trị
    đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới
    của người phụ nữ hiện nay
    Kết luận
    danh mục Tài liệu tham khảo
    Phụ lục


    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Phụ nữ Việt Nam là một lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách
    mạng và trong sản xuất. Với tinh thần yêu nước sâu sắc, phụ nữ Việt Nam đã dũng
    cảm tham gia vào các phong trào giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng
    chính mình. Ngày nay, trong không khí sôi động của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất
    nước, phụ nữ Việt Nam phát huy truyền thống dân tộc, truyền thống phụ nữ hăng hái
    tham gia vào các hoạt động xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Quá
    trình đó cùng với đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh
    tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
    với nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động. Cơ chế kinh tế mới đã làm cho mọi
    hoạt động của người dân Việt Nam nói chung, phụ nữ nói riêng càng trở nên năng
    động, sáng tạo hơn, đồng thời ở họ từng bước hình thành những chuẩn mực, những
    quan hệ đạo đức mới trong xã hội.
    Qua 15 năm đổi mới chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh
    vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững, quan hệ đối ngoại
    được mở rộng, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, trên bước
    đường thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập khu vực và quốc tế, sự phát
    triển của nền kinh tế thị trường với những mặt trái của nó đã tác động đến các tầng lớp
    xã hội, trong đó có phụ nữ. Vấn đề việc làm, sự nghèo đói, các tệ nạn xã hội có xu
    hướng gia tăng, nạn mại dâm, ma túy, hiện tượng bạo lực đối với phụ nữ đang là
    những vấn đề bức bách; những giá trị đạo đức truyền thống ít được chú trọng, có nơi,
    có lúc còn bị mai một. Trong xã hội xuất hiện những thái độ, hành vi đạo đức không
    lành mạnh trong các quan hệ xã hội, một bộ phận người dân nói chung, phụ nữ nói
    riêng suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống. Tình trạng đó lan tràn ở nhiều nơi, ảnh
    hưởng tới đạo đức người phụ nữ. Do vậy, việc kế thừa, giữ gìn, phát huy các giá trị
    đạo đức truyền thống dân tộc nói chung, truyền thống phụ nữ nói riêng trong việc xây
    dựng đạo đức mới của người phụ nữ là công việc rất cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa
    lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Nghiên cứu về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc từ trước tới nay đã có
    nhiều công trình nghiên cứu như: "Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam" của GS
    Trần Văn Giàu (Nxb Khoa học xã hội, 1980); "Tìm hiểu tính cách dân tộc" của GS
    Nguyễn Hồng Phong (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1963). Trong các công trình
    nghiên cứu đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những giá trị đạo đức truyền thống dân
    tộc được hình thành trong lịch sử và vận động tới ngày nay.
    Giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ là một bộ phận của giá trị đạo đức truyền
    thống dân tộc. Vì vậy, nghiên cứu về truyền thống đạo đức của phụ nữ GS Trần Quốc
    Vượng đã có công trình nghiên cứu "Truyền thống phụ nữ Việt Nam" do Nxb Văn hóa
    - dân tộc phát hành năm 2000. Ngoài ra còn có nhiều bài báo, tạp chí nghiên cứu về
    truyền thống đạo đức người phụ nữ.
    Trước những đổi thay không ngừng của đất nước, nhiều chuẩn mực đạo đức
    mới ra đời, nhưng cũng nhiều giá trị đạo đức truyền thống dân tộc bị mai một, suy
    thoái. Vì vậy, việc nghiên cứu, xác định các giá trị đạo đức truyền thống cần được kế
    thừa, phát huy trong điều kiện mới có nhiều công trình khoa học nghiên cứu như: Hội
    nghị khoa học "Giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam" do Viện Mác - Lênin và Tạp chí
    Cộng sản tổ chức năm 1982 được in trong hai tập sách có tên "Về giá trị văn hóa tinh
    thần Việt Nam" do Nhà xuất bản Thông tin lý luận ấn hành năm 1983. Công trình khoa
    học công nghệ cấp Nhà nước "Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát
    triển kinh tế - xã hội" (KX-07) trong đó có kết quả của đề tài "Các giá trị truyền thống
    và con người Việt Nam hiện nay" (KX-07-02) khẳng định các giá trị đạo đức truyền
    thống dân tộc cần được phát huy trong giai đoạn cách mạng mới.
    Cùng với việc nghiên cứu các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc có nhiều
    công trình nghiên cứu về đạo đức như "Đạo đức mới" của GS Vũ Khiêu (Nxb Khoa học
    xã hội, 1974); "Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới" của GS Tương Lai (Nxb
    Sự thật, 1983), và Hội nghị khoa học "Về việc nghiên cứu những vấn đề đạo đức trong
    thời kỳ quá độ" do Ban Đạo đức học - Viện Triết học và ủy ban Khoa học xã hội nhân
    văn tổ chức năm 1983, với các chủ đề: Phụ nữ và vấn đề hình thành đạo đức mới, văn hóa
    đạo đức và vấn đề giáo dục con người mới, truyền thống và hiện đại trên lĩnh vực đạo
    đức .
    Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng tải trên các báo, tạp chí Trung ương và
    địa phương đề cập đến vấn đề kế thừa, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân
    tộc như "Giá trị truyền thống - nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất
    nước, dân tộc" của PGS Nguyễn Văn Huyên (Tạp chí Triết học, số 4, 1998); "Sự biến
    đổi của thang giá trị đạo đức trong xã hội ta hiện nay và việc nâng cao phẩm chất đạo
    đức của cán bộ" của PGS Nguyễn Chí Mỳ và Nguyễn Thế Kiệt (Tạp chí Cộng sản, số
    15, 1998) .; một số công trình nghiên cứu của cá nhân như "Kế thừa giá trị đạo đức
    truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong tình hình hiện nay" (Luận văn thạc sĩ của Lê Thị
    Minh Hiệp, 2000). Các bài viết về vấn đề phẩm chất đạo đức mới của người phụ nữ
    hiện nay như "Phụ nữ Việt Nam với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
    nước" của Trương Mỹ Hoa, Tạp chí Cộng sản, số 20, 1996; "Phụ nữ Việt Nam bước
    vào thế kỷ XXI" của GS Lê Thi (Tạp chí Cộng sản, số 20, 2000) .
    Như vậy, vấn đề kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc,
    truyền thống phụ nữ, vấn đề đạo đức mới của toàn dân nói chung, phụ nữ nói riêng đã
    được nhiều người, nhiều nhà khoa học quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, chưa có công
    trình nào nghiên cứu về vấn đề phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong
    việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay .
    3. Mục đích của luận văn
    Từ những nội dung, yêu cầu của việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ
    hiện nay; qua tìm hiểu thực trạng và một số vấn đề nảy sinh trong việc phát huy giá trị
    đạo đức truyền thống dân tộc ở tỉnh Vĩnh Phúc, trên cơ sở đó đề xuất một số phương
    hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây
    dựng đạo đức mới của người phụ nữ hiện nay.
    Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên luận văn phải giải quyết ba nhiệm vụ, đó
    là:
    - Chỉ ra được những nhân tố tác động tới đạo đức người phụ nữ hiện nay.
    - Xác định được các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cần phát huy; những
    yêu cầu, nội dung của các chuẩn mực đạo đức mới của người phụ nữ trong giai đoạn
    phát triển hiện nay của đất nước.
    - Đề xuất một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm phát huy hơn nữa giá
    trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ
    hiện nay ở nước ta.
    4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
    Những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, đạo đức truyền thống phụ nữ cần
    được kế thừa, phát huy ở đây về mặt tích cực.
    Luận văn chủ yếu tập trung phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức của
    người phụ nữ hiện nay, được nảy sinh từ khi Đảng ta chủ trương tiến hành công cuộc
    đổi mới đất nước (1986), qua khảo sát thực tế tỉnh Vĩnh Phúc.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Cơ sở lý luận của luận văn là các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
    tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề phát huy giá trị đạo
    đức truyền thống dân tộc, vấn đề xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ.
    Phương pháp chủ yếu để thực hiện luận văn này là tổng hợp các nguyên tắc
    phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,
    trong đó chủ yếu là phương pháp lịch sử - lôgíc, phân tích - tổng hợp, trừu tượng - cụ
    thể. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để so sánh đối
    chiếu, sử dụng những số liệu của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Vĩnh Phúc đã được công
    bố.
    6. Cái mới và ý nghĩa của luận văn
    Luận văn xác định được những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cần phát
    huy đối với người phụ nữ Việt Nam; những yêu cầu, nội dung cơ bản về chuẩn mực
    đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam trong tình hình hiện nay.
    Luận văn đề xuất một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm phát huy giá
    trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ
    Việt Nam hiện nay.
    Luận văn góp phần vào việc nhận thức vai trò lâu dài của việc phát huy các giá
    trị đạo đức truyền thống dân tộc, truyền thống phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và
    phát triển đất nước hiện nay.
    Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy,
    học tập về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, truyền thống phụ nữ, về đạo đức mới
    của người phụ nữ trong trường Đảng và các trường học ở Vĩnh Phúc.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
    văn được trình bày trong hai chương, bốn tiết.


    Danh mục tài liệu tham khảo
    1.
    2.
    3.
    4.
    5.
    6.
    Nguyễn An, (1998) "Truyền thống tôn trọng phụ nữ hay tập quán "trọng nam
    khinh nữ"?" Khoa học về phụ nữ (1), tr. 25 - 29.
    Lê Thị Tuyết Ba (1999), "Vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống trong nền
    kinh tế thị trường ở Việt Nam", Triết học (1), tr. 9 - 11.
    Bandzeladze (1985), Đạo đức học, tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    Bandzeladze (1985), Đạo đức học, tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    Trường Chinh (1963) Bàn về văn hóa văn nghệ, Nxb Văn hóa nghệ thuật, Hà
    Nội.
    Nguyễn Trọng Chuẩn (1995), "Đôi điều suy nghĩ về giá trị và sự biến đổi của các
    giá trị khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường", Triết học (1), tr 3 -5.
    7. Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), "Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu
    phát triển", Triết học (2), tr 16 - 19.
    8. Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước, "Con người Việt Nam - mục tiêu
    và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội" (KX-07) (1995), Nghiên cứu con
    người giáo dục phát triển và thế kỷ XXI, Kỷ yếu Hội nghị khoa học quốc tế từ
    27-29/07/1994 tại Hà Nội, Hà Nội.
    9. Công ước Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
    (CEDAW) (1997), Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
    10. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Kế hoạch hành động quốc gia vì sự
    tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
    11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
    độ lên CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
    VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    13. Đảng Cộng sản Việt Nam (12/7/1993), Nghị quyết Bộ Chính trị về "Đổi mới và
    tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới.
    14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Nghị quyết 09 Bộ Chính trị về một số định
    hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, (Lưu hành nội bộ).
    15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
    VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành
    Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    18. Nguyễn Khoa Điềm (Chủ biên) (2001), Xây dựng và phát triển nền xã hội Việt
    Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    19. Phạm Văn Đồng (1961), Vai trò của phụ nữ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa
    xã hội, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
    20. Phạm Văn Đồng (1984), Bài nói chuyện tại Hội nghị ban chấp hành Trung ương
    Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (họp phiên mở rộng).
    21. Trần Thị Minh Đức (1995), "Tâm lý "trọng nam khinh nữ" trong xã hội hiện
    nay", Khoa học về phụ nữ (4), tr. 6 - 8.
    22. Nguyễn Tĩnh Gia (1997), "Sự tác động hai mặt của cơ chế thị trường
    đối với đạo đức người cán bộ quản lý", Nghiên cứu lý luận (2),
    tr. 25 - 26, 31.
    23. Bảo Định Giang (1992), "Sống nhân nghĩa một truyền thống cực kỳ tốt đẹp cần
    giữ gìn và phát huy", Tạp chí Cộng sản (4), tr. 46-48.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...