Luận Văn Vấn đề pháp lý về phân định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên Biển Đông

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Vấn đề pháp lý về phân định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên Biển Đông

    MỤC LỤC


    Lời nói đầu 1


    Chương 1: Khái quát chung về phân định chủ quyển lãnh thổ .3


    1.1 Sơ nét về Luật Biển quốc tế 3


    1.1.1 Tiến trình phát triển của Luật Biển quốc tế 3


    1.1.2 Nguyên tắc chung của Luật Biển quốc tế 7


    1.2 Khái niệm về phân định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên Biển .10


    1.2.1 Khái niệm về phân định chủ quyền lãnh thổ trên biển 10


    1.2.2 Phân định về chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên Biển 11


    1.2.3 Biển Đông - vị trí địa lý, vai trò, đặc điểm .11


    1.3 Tầm quan trọng của việc phân định chủ quyền .16


    Chương 2: vấn đề pháp lý về phân định chủ quyển lãnh thổ 18


    2.1 Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc 1982 về vấn đề 18


    2.2 Văn bản pháp lý cơ bản của Việt Nam về phân định chủ 20


    2.3 Phân định biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng 22


    2.3.1 Phân định biển giữa Việt Nam - Trung Quốc trong Vịnh 22


    2.3.1.1 Quy chế pháp lý của Việt Nam - Trung Quốc trong Vịnh 22


    2.3.1.2 Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến chế 23


    2.3.1.3 Tham chiếu các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc .24


    2.3.1.4 Tiến tình và cơ chế đàm phán 26


    2.3.1.5 Kết quả phân định và nội dung Hiệp định phân định Vịnh 28


    2.3.2 Thỏa thuận hợp tác chung Việt Nam - Malaixia 34


    2.3.3 Phân định biển Việt Nam - Thái Lan .37


    2.3.4 Hiệp định về vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia .42


    2.3.5 Hiệp định phân định thềm lục địa Việt Nam - Indonexia 48


    Chương 3: Thực tiễn phân định chủ quyển lãnh thổ của Việt Nam .55


    3.1 Thực tiễn phân định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên biển .55


    3.1.1 Tình hình tranh chấp trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa .55


    3.1.2 Căn cứ xác lập chủ quyền trên hai quần đảo giữa Việt Nam 69


    3.1.3 Luật pháp quốc tế trong vấn đề xác lập chủ quyền lãnh 73


    3.1.4 Sự tham gia của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp 82


    3.2 Một số đề xuất trước thực trạng phân định chủ quyền lãnh 85


    Kết luận 89

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài:


    Lãnh thổ quốc gia là nền tảng vật chất cho quốc gia tồn tại và phát triển. Đó là một phần của trái đất bao gồm: vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt và tuyệt đối của quốc gia. Trong đó, vùng nước là toàn bộ vùng nước nằm phía trong đường biên giới của quốc gia bao gồm vùng nước nội thủy và vùng nước lãnh hải1.


    Lãnh thổ quốc gia được xác định thông qua xác định đường biên giói - một hoạt động pháp lý có ý nghĩa cao đối với sự ổn định và an ninh quốc phòng của một quốc gia. Bởi vì, biên giới quốc gia phân định rõ giới hạn các vùng lãnh thổ trên của quốc gia. Nó là sản phẩm mang tính pháp lý và chính trị của quốc gia, là sản phẩm của con người tạo ra trên cơ sở tôn trọng những yếu tố tổng hợp lịch sử, chính trị, xã hội, địa lý, kinh tế, dân tộc . Tương ứng vói vùng lãnh thổ quốc gia sẽ tồn tại các đường biên giới như biên giới đất liền, biên giới biển, biên giới vùng trời quốc gia.


    Việt Nam là một quốc gia ven Biển Đông với bờ biển dài 3260 km, với diện tích gấp ba lần lãnh thổ đất liền2, dân tộc Việt Nam tò ngàn xưa luôn tự hào về đất nước trù phú của mình bằng câu thành ngữ: rừng vàng, biển bạc. Nếu như trước đây, nguồn tài nguyên Biển Đông rất dồi dào đã thu hút không ít sự quan tâm của thế giới. Thì hiện nay, tình hình tranh chấp biển nơi đây cũng lôi cuốn sự chú ý không ít của các quốc gia.


    Bởi vì, Công ước biển 1982 (UNCLOS 1982) đã tạo cơ sở pháp lý cho các quốc gia ven biển mở rộng chủ quyền lãnh thổ của mình trên biển. Biển Đông với vị trí chiến lược, đặc biệt vai trò quan trọng của hai quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa, nên các quốc gia ven biển đã tích cực phân định chủ quyền lãnh thổ của mình trên vùng biển này.


    Vấn đề phân định biển trên Biển Đông đã làm cho tình hình tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia ven biển thêm phức tạp. Nằm bên bờ Biển Đông, trước tình hình đó Việt Nam đã có những cơ sở pháp lý nào để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển của mình? - Để làm sáng tỏ câu hỏi này, người viết đã chọn đề tài: “Vấn đề pháp lý về phân định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên Biển Đông” để nghiên cứu.

    Mặc khác, người viết chọn đề tài nghiên cứu là phân định chủ quyền lãnh thổ trên biển chứ không phải là phân định biển bởi vì chủ quyền lãnh thổ là một vấn đề nhạy cảm và dễ thu hút được sự chú ý của người đọc.


    2. Mục đích nghiên cứu:


    Tìm hiểu vấn đề pháp lý về phân định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên Biển Đông nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của Việt Nam trên biển, góp phần sử dụng và khai thác biển một cách hiệu quả, hợp lý và bền vững vì mục tiêu phát triển, giữ gìn hòa bình, ổn định và tăng cường hợp tác quốc tế.


    3. Phương pháp nghiên cứu:


    Đề tài sử dụng phương pháp luận theo quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu đề tài sử dụng là phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách vở sau đó phân tích, so sánh, tổng hợp.


    4. Phạm vi nghiên cứu:


    Đề tài nghiên cứu trong phạm vi phân định chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông của Việt Nam với các nước láng giềng về mặt pháp lý và có đề cập đến các yếu tố địa lý và lịch sử liên quan trong khoảng thời gian từ năm 1060 đến năm 2010.


    Trong đó, vấn đề phân định chủ quyền lãnh thổ mà đề tài nghiên cứu không chỉ là phân định chủ quyền - quyền tối thượng của quốc gia trong việc thực hiện quyền đối nội và đối ngoại của nước mình. Nói cách khác, chủ quyền là sự thể hiện quyền lực một cách hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia trong cả lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp trên toàn bộ lãnh thổ của mình mà không bị hạn chế nào bởi ảnh hưởng của bất cứ quốc gia nào khác. Mà còn nghiên cứu việc phân định quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển - những quyền năng đặc biệt chỉ được xác lập bởi các quốc gia ven biển.


    5. Bố cục đề tài:


    Đề tài “Vấn đề pháp lý về phân định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên Biển Đông ” được trình bày theo 3 chương:


    Chương 1: Khái quát chung về phân định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên Biển Đông


    Chương 2: vấn đề pháp lý về phân định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên Biển Đông


    Chương 3: Thực tiễn về phân định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên Biển Đông và một số đề xuất.
     

    Các file đính kèm:

    • 79-.pdf
      Kích thước:
      35.9 MB
      Xem:
      0
Đang tải...