Luận Văn Vấn đề phân định biển trong luật biển quốc tế hiện đại

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Vấn đề phân định biển trong luật biển quốc tế hiện đại
    Giới thiệu chung

    Phân định biển và quá trình hoạch định đường ranh giới giữa hai hay nhiều quốc gia có các vùng biển tiếp giáp hoặc đối diện nhau cũng như việc xác định ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (tiếp giáp với biển cả hoặc đáy biển ¬ di sản chung của loài người) luôn là vấn đề trung tâm của Luật biển quốc tế hiện đại. Sau khi Công ước Luật biển năm 1982 được ban hành, vấn đề phân định biển càng trở nên bức thiết, bởi nó liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích kinh tế, an ninh, quốc phòng của các quốc gia cũng như quyền tự do biển cả của cộng đồng quốc tế.

    1. Các nguyên tắc phân định biển
    Phân định biển là một hành vi mang tính quốc tế, vì vậy cần có sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế. Do đó, việc phân định phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc của pháp luật quốc tế. Theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982 (các Điều 15, Điều74, Điều 83) và tham khảo các phán quyết của Toà án công lý quốc tế liên quan vấn đề phân định có thể thấy nổi lên hai nguyên tắc cơ bản về phân định biển là: Nguyên tắc thỏa thuận và Nguyên tắc công bằng.
    1.1. Nguyên tắc thỏa thuận
    Phân định biển là vấn đề rất phức tạp, liên quan đến việc xác định giới hạn thụ đắc các vùng biển trên cơ sở pháp luật quốc tế của ít nhất là hai quốc gia. Vì vậy, các quốc gia có liên quan cần thông qua đàm phán, thương lượng để thoả thuận các phương pháp và tiêu chuẩn phân định. Công ước Luật biển 1982 khi quy định về phân định các vùng biển giữa các quốc gia có bờ biển đối diện hay tiếp giáp tại các Điều 15, 74, 83, đều đưa nguyên tắc thoả thuận lên hàng đầu.
    Các phán quyết của Toà án Công lý quốc tế ghi nhận nguyên tắc thoả thuận như "Sự phân định này phải được mưu cầu và thực hiện qua một thoả thuận tiếp theo một cuộc đàm phán thiện chí với ý định thực tế đạt tới kết quả tích cực" [7, tr.293 - 294], "Các bên phải tiến hành đàm phán nhằm đi đến một thoả thuận chứ không phải đơn thuần tiến hành một cuộc đàm phán hình thức, [ .]; các bên có nghĩa vụ xử sự sao cho đàm phán có ý nghĩa, đó không phải là trường hợp một khi một trong các bên khăng khăng giữ lập trường riêng của mình mà không trù liệu một sự điều chỉnh nào cả" [6, tr.85].
    Để đạt đến kết quả, các bên trong quá trình đàm phán có thể nêu lên các yếu tố và hoàn cảnh cụ thể để củng cố lập luận của mình. Tuy nhiên, cần phải dựa trên nguyên tắc công bằng, hợp lý, hợp tình và có chú ý đến tất cả mọi hoàn cảnh thích đáng, có tính đến tầm quan trọng của các lợi ích có liên quan đối với các bên tranh chấp và với cộng đồng quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...